Rẽ lùm cây rậm rạp phía ven đường, anh Điệp và Dương chui vào chiếc ống cống bỏ không để nương náu. Xuống Hà Nội làm việc được 1 tuần thì dịch bệnh bùng phát, những công nhân quê Tuyên Quang này bất đắc dĩ bị mắc kẹt.Không dám gọi điện về cho gia đình nhiều vì sợ con cái lo lắng, anh Đỗ Văn Dương chỉ còn biết mong cho dịch mau chóng hết. "Việc đầu tiên tôi làm là về nhà, hết dịch tôi sẽ về ngay", anh nói khi được hỏi thăm. Không điện, không nước, khối bê tông thô cứng trở thành nơi che chắn cho họ. Thỉnh thoảng có người đi qua phát cơm hoặc bánh mì để hỗ trợ.23h30, phía gầm cầu vượt Phạm Văn Đồng, một người lao động dựng vội chiếc mùng rồi ngả lưng.Tự nhận mình có chút "may mắn" hơn những người khác, anh Đinh Văn Cường kể lại đã được người đi đường tặng mùng, chiếu, gối... Hơn một tháng nay, gầm cầu trở thành "mái nhà" tạm bợ của người đàn ông quê Nam Định này.Làm việc giữ xe cho một quán bia hơi, dịch bệnh bùng phát, anh Cường mất việc. Không có tiền thuê trọ, anh chuyển đồ đạc ra gầm cầu. Anh nhặt nhạnh giấy bìa, vỏ lon, chai nhựa... để bán lấy tiền qua ngày.
Việc sinh hoạt, tắm rửa cũng nhờ cả vào mấy chai nước anh Cường đi xin về.
Quê ở Điện Biên, ông Chức xuống Hà Nội làm công trình rồi cũng chịu cảnh chôn chân như những người khác. Hành trang mang theo lúc này chỉ vỏn vẹn vài bộ quần áo. Nhận được điện thoại hỏi thăm từ gia đình, ông vẫn nói với các con: "Bố ổn, vẫn đi làm".
Ngày 2 bữa, ông Chức được những người hảo tâm tới phát cơm. Mỗi khi nhận đồ ăn, người đàn ông lớn tuổi lại rối rít cảm ơn. "May mắn được họ hỗ trợ khiến tôi cảm thấy mình được quan tâm. Tôi chỉ mong mau chóng hết dịch để được đi làm trở lại", ông Chức nói.
Rẽ lùm cây rậm rạp phía ven đường, anh Điệp và Dương chui vào chiếc ống cống bỏ không để nương náu. Xuống Hà Nội làm việc được 1 tuần thì dịch bệnh bùng phát, những công nhân quê Tuyên Quang này bất đắc dĩ bị mắc kẹt.
Không dám gọi điện về cho gia đình nhiều vì sợ con cái lo lắng, anh Đỗ Văn Dương chỉ còn biết mong cho dịch mau chóng hết. "Việc đầu tiên tôi làm là về nhà, hết dịch tôi sẽ về ngay", anh nói khi được hỏi thăm.
Không điện, không nước, khối bê tông thô cứng trở thành nơi che chắn cho họ. Thỉnh thoảng có người đi qua phát cơm hoặc bánh mì để hỗ trợ.
23h30, phía gầm cầu vượt Phạm Văn Đồng, một người lao động dựng vội chiếc mùng rồi ngả lưng.
Tự nhận mình có chút "may mắn" hơn những người khác, anh Đinh Văn Cường kể lại đã được người đi đường tặng mùng, chiếu, gối... Hơn một tháng nay, gầm cầu trở thành "mái nhà" tạm bợ của người đàn ông quê Nam Định này.
Làm việc giữ xe cho một quán bia hơi, dịch bệnh bùng phát, anh Cường mất việc. Không có tiền thuê trọ, anh chuyển đồ đạc ra gầm cầu. Anh nhặt nhạnh giấy bìa, vỏ lon, chai nhựa... để bán lấy tiền qua ngày.
Việc sinh hoạt, tắm rửa cũng nhờ cả vào mấy chai nước anh Cường đi xin về.
Quê ở Điện Biên, ông Chức xuống Hà Nội làm công trình rồi cũng chịu cảnh chôn chân như những người khác. Hành trang mang theo lúc này chỉ vỏn vẹn vài bộ quần áo. Nhận được điện thoại hỏi thăm từ gia đình, ông vẫn nói với các con: "Bố ổn, vẫn đi làm".
Ngày 2 bữa, ông Chức được những người hảo tâm tới phát cơm. Mỗi khi nhận đồ ăn, người đàn ông lớn tuổi lại rối rít cảm ơn. "May mắn được họ hỗ trợ khiến tôi cảm thấy mình được quan tâm. Tôi chỉ mong mau chóng hết dịch để được đi làm trở lại", ông Chức nói.