Chuyện ít biết về kiều nữ học lớp 5 cầm đầu đường dây đánh bạc 2.000 tỷ

Google News

Tham gia điều hành đường dây đánh bạc 2.000 tỷ nên tiền bạc rủng rỉnh, kiều nữ miền Tây bắt đầu làm từ thiện. Trong khi các con bạc tham gia tán gia bại sản, tới điện thoại dùng để đỏ đen cũng phải bán.

Liên quan đến vụ “kiều nữ học hết lớp 5 cầm đầu đường dây đánh bạc 2.000 tỷ”, kết luận điều tra của Cơ quan CSĐT Công an tỉnh An Giang đã làm rõ nhiều tình tiết.
Công an tỉnh An Giang vừa hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang VKSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thị Khéo (35 tuổi, ở An Giang - Phó GĐ công ty TNHH dịch vụ phần mềm Asian Livetech, trụ sở tại quận 7, TP HCM); Trương Văn Diệu (47 tuổi); Nguyễn Văn Sang (28 tuổi, cùng ở An Giang) về hành vi tổ chức đánh bạc.
Cơ quan công an cũng đề truy tố Vũ Văn Trâm (45 tuổi, ở Hà Nội); Nguyễn Thị Vĩ Cầm (32 tuổi, ở Đồng Tháp); Lê Trung Hải (38 tuổi); Huỳnh Đức Sơn Hà (29 tuổi) và Nguyễn Ngọc Nhung (52 tuổi, cùng ở TP HCM) về hành vi đánh bạc.
Dùng tiền phạm tội làm từ thiện
Theo điều tra của Cơ quan CSĐT Công an tỉnh An Giang, Khéo có trình độ học vấn lớp 5. Năm 2003, Khéo sang Campuchia làm thuê và học tiếng Anh. 10 năm sau, Khéo quay về Việt Nam làm thuê cho công ty kinh doanh sản xuất phần mềm tin học tại TP.HCM.
Tháng 3/2014, thông qua 1 người bạn làm chung là người Camphuchia tên Đa Vin nên Khéo quen biết Phùng Văn Quảng và Robet Tao (không rõ lai lịch).
Cơ quan Công an cho biết, Quảng và Tao là hai đối tượng của tổ hợp chuyên tổ chức đánh bạc qua mạng tại tỉnh Svay Riêng (Campuchia), chịu trách nhiệm điều hành tổ chức đánh bạc trên mạng trái phép tại Việt Nam.
Sau khi bàn bạc, kiều nữ Khéo đồng ý tham gia đường dây đánh bạc với công việc điều hành khâu nhận, rút, nộp, chuyển tiền đánh bạc cho web ibet789.com, 12macau.com.
Giao diện trang web đánh bạc trái phép 12macau.com 
Dù mới học hết lớp 5 nhưng Khéo rất tinh vi trong hoạt động phạm tội của mình. Cụ thể, Khéo tuyển chọn, tìm người người thân đứng tên mở tài khoản ngân hàng để nhận, rút, nộp, chuyển tiền rất khắc khe. Chỉ những người họ hàng, bạn bè thân tín với Khéo mới được tham gia, trong đó có Diệu và Sang.
Làm công việc này, mỗi tháng Khéo được trả công từ 750 - 1.000 USD/tài khoản. Tuy nhiên, Khéo phải trích lại một số để trả công cho các chủ tài khoản.
Hàng tháng, Khéo nhận tiền công bằng cách yêu cầu chủ các tài khoản ngân hàng đại diện cho web nói trên đi rút tiền mặt từ tài khoản của họ để đưa cho kiều nữ này. Sau đó, Khéo mới lấy tiền đó chi trả lại cho các chủ tài khoản.
Trực tiếp làm việc với Khéo được hơn 1 năm thì Quảng và Tao biến mất. Từ đây, Khéo được 1 người phụ nữ tên June (không rõ lai lịch) liên hệ để tiếp tục điều hành đường dây đánh bạc khủng nói trên.
Cũng trong thời gian này, Khéo bắt đầu lo sợ bị công an phát hiện nên mở công ty ở TP HCM để phục vụ công việc điều hành đường dây đánh bạc và qua mắt cơ quan Cơ quan CSĐT xác định, có 13 người mở 97 tài khoản tại các ngân hàng.
Đến thời điểm bị công an phát hiện, trung bình một người trong đường dây này rút và chuyển cho Khéo từ 50 - 300 tỷ đồng.
Tổng các tài khoản trên thực hiện giao dịch gần 2.000 tỷ đồng. Cơ quan CSĐT xác định, số tiền các con bạc chuyển đến gần 29 tỷ và 30.000 USD. Khéo chuyển đi 28 tỷ 929 triệu đồng và gần 25.000 USD. Làm việc với cơ quan điều tra, Khéo khai nhận, số tiền có được dùng chi xài cá nhân, mua hàng hiệu và đi du lịch.
Đặc biệt, Khéo còn dùng tiền để chữa bệnh cho mẹ ruột, lo cho em gái đi học. Cho tiền anh bà con là Diệu đi khám bệnh hơn 80 triệu đồng.
Mua gạo làm từ thiện, phát cho người nghèo hơn 100 triệu đồng.
Khi đường dây đánh bạc trên bị đánh sập, Khéo, Sang và Diệu xộ khám, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh An Giang kiểm tra tài khoản 13 người mà Khéo mở 97 tài khoản tại các ngân hàng.
Trong danh sách chuyển tiền của các con bạc tham gia, Công an đặc biệt chú ý đến 5 cái tên Vũ Văn Trâm, Nguyễn Thị Vĩ Cầm, Lê Trung Hải, Huỳnh Đức Sơn Hà và Nguyễn Ngọc Nhung.
Theo Vietnamnet

>> xem thêm

Bình luận(0)