Chuyên gia giao thông: "Xây cầu vòm thép qua hồ Linh Đàm là lãng phí"

Google News

Theo chuyên gia Giao thông, TS Nguyễn Xuân Thủy, không ai làm một cây cầu 65 tỷ đồng mà để tắc đường thì người dân mới sử dụng. Lãng phí hết sức lớn.

Vừa qua, tại buổi họp báo thông tin về tình hình kinh tế - xã hội quý 2 do UBND TP Hà Nội tổ chức, trả lời báo chí về vấn đề cây cầu vòm thép có tổng mức đầu tư 65 tỷ đồng bắc qua hồ Linh Đàm (quận Hoàng Mai, Hà Nội) mặc dù được đưa vào khai thác từ lâu, nhưng lại không được người dân trú trọng sử dụng, Phó giám đốc Sở GTVT Hà Nội Đỗ Việt Hải cho biết, cây cầu này được xây dựng và chính thức được đưa vào khai thác sử dụng từ cuối năm 2022.
Chuyen gia giao thong:
 Cầu vòm thép được xây dựng dưới gầm đường vành đai 3 trên cao.
Theo Phó giám đốc Sở GTVT Hà Nội, với bất kỳ dự án nào trước khi đưa vào xây dựng đều có sự đánh giá rất kỹ của liên ngành, bắt đầu từ công tác khảo sát, lưu lượng giao thông... Đối với các công trình giao thông, Sở đều đặt ra mục tiêu khai thác hiệu quả lâu dài. Tại buổi họp báo, ông Hải cho biết, việc đầu tư xây cầu được "dự báo theo nhu cầu của tương lai", đặc biệt là khu vực Hoàng Mai, Linh Đàm với dự báo phát triển dân số rất lớn trong thời gian tới. Do đó, việc "đi trước đón đầu" để xây dựng cầu vòm thép là cần thiết.
Cầu vòm thép được xây dựng dưới gầm đường vành đai 3 trên cao, nằm giữa hai bên đường vành đai 3 dưới thấp vượt hồ Linh Đàm. Sau khi đưa vào sử dụng, cầu được kỳ vọng sẽ giảm tải lưu lượng giao thông cho nút giao Thanh Xuân và nút giao Pháp Vân, giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông tại nút giao Nguyễn Hữu Thọ - Giải Phóng, khu vực bán đảo Linh Đàm.
Chuyen gia giao thong:
Sau 6 tháng, cây cầu vẫn vắng người qua lại. 
Song, dù 6 tháng trôi qua dường như cây cầu này đang trở nên vô hình. Hầu hết xe máy vẫn di chuyển qua hồ Linh Đàm bằng 2 làn xe cơ giới được xây dựng trước đó.
Về vấn đề này, chuyên gia Giao thông, TS Nguyễn Xuân Thủy - người đã có gần 40 năm nghiên cứu về lĩnh vực giao thông cho rằng, việc Sở GTVT Hà Nội trả lời về việc xây cầu vòm thép vắng người đi, chỉ xây để "dự báo theo nhu cầu của tương lai" là chưa hợp lý bởi không ai làm một cây cầu 65 tỷ đồng mà để tắc đường thì người dân mới sử dụng. Lãng phí hết sức lớn.  
Chuyen gia giao thong:
 
“Bộ phận quy hoạch và làm cây cầu vòm này là thiếu nhạy cảm về giao thông gây lãng phí. Việc xây cây cầu này dưới tầm nhìn quá xa và tầm nhìn đó không thực tế. Cứ nói đường đi đâu kinh tế phát triển đi đấy, nhưng đường đó phải phục vụ trực tiếp và sớm nhất cho việc lưu thông thì mới là hiệu quả. Nếu cho tôi khảo sát trực tiếp thì sẽ không cho làm cây cầu này bởi nó không phải điểm nối, không phải nút để người dân phải đi qua và người ta đi chỗ khác gần hơn, thuận lợi hơn”, ông Thuỷ nhận định.
Theo TS Nguyễn Xuân Thủy, muốn xây dựng cầu vượt để giảm ùn tắc giao thông cần phải đáp ứng những yếu tố sau. 1. Dòng người và dòng phương tiện phải đảm bảo bao nhiêu trong một giờ. 2. Thời điểm làm phải trong lúc kinh tế đang sôi động. 3. Làm với chi phí thấp nhất. 4. Làm đúng tiến độ. 5. Đảm bảo chất lượng tốt, hiệu quả cao.  
Theo chuyên gia Nguyễn Xuân Thuỷ, trách nhiệm thuộc về Sở GTVT và cơ quan thiết kế, quy hoạch cầu vòm thép 65 tỷ đồng. Các đơn vị có liên quan phải chịu trách nhiệm trước xã hội, có trách nhiệm bồi thường.
>>> Mời độc giả xem thêm video Cầu vượt chữ C thông xe ngã tư Phạm Ngọc Thạch - Chùa Bộc hết tắc:
 
Nguyễn Hải

>> xem thêm

Bình luận(0)