Trong những ngày này, khi đi dọc Quốc lộ 14 hoặc các tuyến đường trên khu vực Tây Nguyên, người dân dễ dàng bắt gặp từng đàn bướm trắng bay rợp các bụi cây.Theo tìm hiểu, đây là bướm của sâu muồng (tên khoa học: Catopsilia pomona fabricius). Người dân bản địa cho biết loài sâu này gần như không có lông và chỉ ăn lá của cây muồng mà không gây hại cho các loại thực vật khác. Ảnh:ManojChính vì vậy ở nhiều vùng người dân vẫn bắt sâu và nhộng để chế biến thành các món ăn khá ngon miệng như xào, luộc, hay làm bánh. Ảnh: Sinu S KumarSâu thường xuất hiện vào tháng 3 hàng năm rồi lột xác thành bướm và giảm dần số lượng 2 tháng sau đó. Vào thời gian này nhiều cây muồng tại Tây Nguyên bị ăn đến trụi lá.Để tìm nơi đàn bướm "tụ tập" đông, những người hiểu biết đặc tính loài bướm này thường đến ven các hồ nước hoặc nơi đất ẩm vào giờ nắng, khi đó chúng sẽ tập trung lại để uống nước. Nếu số lượng lớn chúng sẽ tạo nên cả một "tấm thảm" màu vàng nhạt.Cảnh tượng hàng trăm chú bướm trắng, vàng tập trung tại một khu vực rất đẹp mắt. Tuy nhiên chúng khá "nhát" vì vậy sẽ lập tức bay tứ tung nếu mọi người đi lại quá gần.Lớp lớp bướm ken nhau đậu dày đặc tại một máng nước ở thị xã Gia Nghĩa, Đắk Nông.Sau khi uống nước, hút mật chúng lại kéo nhau từng đàn bay đi khắp các tuyến đường, bụi cây ngọn cỏ.Những cánh bướm dập dìu hòa vào màu xanh của cây cối như làm dịu bớt đi cái nắng nóng của miền cao nguyên.Một cây muồng hoa đỏ với hàng trăm con bướm vây quanh.Sau khi hút mật chúng sẽ đẻ trứng ngay phía dưới các mặt lá, ít ngày sau đó sâu con sẽ nở và... ăn lá loại cây này.Trẻ em nơi này ngày nào cũng được đi học trên những con đường "rợp bướm vàng bay".
Trong những ngày này, khi đi dọc Quốc lộ 14 hoặc các tuyến đường trên khu vực Tây Nguyên, người dân dễ dàng bắt gặp từng đàn bướm trắng bay rợp các bụi cây.
Theo tìm hiểu, đây là bướm của sâu muồng (tên khoa học: Catopsilia pomona fabricius). Người dân bản địa cho biết loài sâu này gần như không có lông và chỉ ăn lá của cây muồng mà không gây hại cho các loại thực vật khác. Ảnh:Manoj
Chính vì vậy ở nhiều vùng người dân vẫn bắt sâu và nhộng để chế biến thành các món ăn khá ngon miệng như xào, luộc, hay làm bánh. Ảnh: Sinu S Kumar
Sâu thường xuất hiện vào tháng 3 hàng năm rồi lột xác thành bướm và giảm dần số lượng 2 tháng sau đó. Vào thời gian này nhiều cây muồng tại Tây Nguyên bị ăn đến trụi lá.
Để tìm nơi đàn bướm "tụ tập" đông, những người hiểu biết đặc tính loài bướm này thường đến ven các hồ nước hoặc nơi đất ẩm vào giờ nắng, khi đó chúng sẽ tập trung lại để uống nước. Nếu số lượng lớn chúng sẽ tạo nên cả một "tấm thảm" màu vàng nhạt.
Cảnh tượng hàng trăm chú bướm trắng, vàng tập trung tại một khu vực rất đẹp mắt. Tuy nhiên chúng khá "nhát" vì vậy sẽ lập tức bay tứ tung nếu mọi người đi lại quá gần.
Lớp lớp bướm ken nhau đậu dày đặc tại một máng nước ở thị xã Gia Nghĩa, Đắk Nông.
Sau khi uống nước, hút mật chúng lại kéo nhau từng đàn bay đi khắp các tuyến đường, bụi cây ngọn cỏ.
Những cánh bướm dập dìu hòa vào màu xanh của cây cối như làm dịu bớt đi cái nắng nóng của miền cao nguyên.
Một cây muồng hoa đỏ với hàng trăm con bướm vây quanh.
Sau khi hút mật chúng sẽ đẻ trứng ngay phía dưới các mặt lá, ít ngày sau đó sâu con sẽ nở và... ăn lá loại cây này.
Trẻ em nơi này ngày nào cũng được đi học trên những con đường "rợp bướm vàng bay".