Nước mắm Phan Thiết thuộc loại "lão làng" và đã có mặt ở hầu hết tại các thị trường.Tổ chức sản xuất nước mắm có quy mô lớn đầu tiên tại Phan Thiết là Liên Thành Thương Quán (sau là Công ty Liên Thành), do các nhà nho yêu nước trong phong trào Duy Tân sáng lập từ năm 1906, hướng theo mục đích kinh doanh chấn hưng kinh tế, phát triển nhiều cơ sở sản xuất nước mắm Phan Thiết.Theo “Địa chí Bình Thuận” từ năm 1809 đến năm 1930, nghề sản xuất nước mắm Phan Thiết đã trở thành một ngành công nghiệp độc đáo so với cả nước, là ngành công nghiệp duy nhất trong nền kinh tế địa phương. Năm 1904, Công sứ Pháp ở Bình Thuận đã đánh giá, Phan Thiết là một trung tâm quan trọng nhất của Trung Kỳ về khuếch trương thương mại và công nghiệp chế biến nước mắm.Thùng gỗ hình trụ gọi là thùng lều, cao 2 - 2,5 m, dung tích 2.5-8 m3 là bể chứa phổ biến để muối cá.Tuy nhiên, thời kỳ đầu, mắm được muối trong lu, khạp sành. Cá cơm, cá nục tươi sau khi đánh bắt về sẽ được đưa thằng từ ghe đến xưởng làm mắm. Cá muối mắm phải tươi nguyên.Chế biến nước mắm theo phương pháp cổ truyền là gài nén. Lu sành được người địa phương quen gọi mái vú có đục vòi ở gần đáy để rút nước mắm. Cá được đảo liên tục đến khi chượp (tức là hỗn hộn cá ướp muối) chín thì tiến hành kéo rút liên hoàn.Nghề làm mắm hình thành do ban đầu, ngư dân đánh bắt cá nhiều không tiêu thụ hết nên chuyển qua muối cá để bảo quản, sau đó họ nghiên cứu, sáng tạo ra phương pháp kéo rút sống lấy nước mắm từ thô sơ đến hoàn chỉnh.Theo Sở Khoa học và Công nghệ Bình Thuận, kể từ năm 2009, nước mắm đã được Cục Sở hữu Trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Quyết định ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia Tên gọi xuất xứ hàng hóa “Phan Thiết”, là tài sản quốc gia được Nhà nước bảo hộ trên toàn lãnh thổ nước Việt Nam cho sản phẩm nước mắm sản xuất tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.Để được cấp Giấy Chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý “Phan Thiết”, các cơ sở sản xuất nước mắm phải được kiểm soát theo quy trình sản xuất một cách nghiêm ngặt từ khâu tiếp nhận nguyên liệu - muối cá - chăm sóc chượp - kéo rút - pha đấu - lắng lọc - đóng chai - vào thùng cho đến khi sản phẩm nước mắm lưu thông trên thị trường, đặc biệt chú trọng đối với các chất phụ gia sử dụng trong quá trình sản xuất phải đảm bảo chất lượng, không làm ảnh hưởng đến chất lượng nước mắm và phải nằm trong danh mục được phép sử dụng của Bộ Y tế.Thực hiện đúng quy định của pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, sản phẩm đáp ứng các điều kiện quy định về nguồn gốc xuất xứ và chất lượng; bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm mới được gắn tem, nhãn chỉ dẫn địa lý.Các cơ sở sản xuất nước mắm được cấp Giấy Chứng nhận ngoài việc khẳng định thương hiệu, chất lượng sản phẩm của đơn vị mình còn có trách nhiệm trong việc khuếch trương, bảo vệ danh tiếng cho sản phẩm truyền thống của địa phương để phát triển sản phẩm, thương hiệu nước mắm “Phan Thiết” trên thị trường trong nước và tiến tới xuất khẩu.Được Sách kỷ lục Việt Nam công nhận là top 10 nước chấm gia vị nổi tiếng Việt Nam, nước mắm Phan Thiết hôm nay còn được xem là một trong những “món quà lưu niệm” đầy ý nghĩa mà du khách khắp nơi khi đến tham quan nghỉ dưỡng tại thành phố biển đem về biếu người thân, bè bạn. Theo Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, tham quan và tìm hiểu nghề làm nước mắm hiện là một trong những sản phẩm du lịch độc đáo mà du khách trong, ngoài nước đều rất háo hức khi đến thành phố biển.
Nước mắm Phan Thiết thuộc loại "lão làng" và đã có mặt ở hầu hết tại các thị trường.
Tổ chức sản xuất nước mắm có quy mô lớn đầu tiên tại Phan Thiết là Liên Thành Thương Quán (sau là Công ty Liên Thành), do các nhà nho yêu nước trong phong trào Duy Tân sáng lập từ năm 1906, hướng theo mục đích kinh doanh chấn hưng kinh tế, phát triển nhiều cơ sở sản xuất nước mắm Phan Thiết.
Theo “Địa chí Bình Thuận” từ năm 1809 đến năm 1930, nghề sản xuất nước mắm Phan Thiết đã trở thành một ngành công nghiệp độc đáo so với cả nước, là ngành công nghiệp duy nhất trong nền kinh tế địa phương. Năm 1904, Công sứ Pháp ở Bình Thuận đã đánh giá, Phan Thiết là một trung tâm quan trọng nhất của Trung Kỳ về khuếch trương thương mại và công nghiệp chế biến nước mắm.
Thùng gỗ hình trụ gọi là thùng lều, cao 2 - 2,5 m, dung tích 2.5-8 m3 là bể chứa phổ biến để muối cá.
Tuy nhiên, thời kỳ đầu, mắm được muối trong lu, khạp sành. Cá cơm, cá nục tươi sau khi đánh bắt về sẽ được đưa thằng từ ghe đến xưởng làm mắm. Cá muối mắm phải tươi nguyên.
Chế biến nước mắm theo phương pháp cổ truyền là gài nén. Lu sành được người địa phương quen gọi mái vú có đục vòi ở gần đáy để rút nước mắm. Cá được đảo liên tục đến khi chượp (tức là hỗn hộn cá ướp muối) chín thì tiến hành kéo rút liên hoàn.
Nghề làm mắm hình thành do ban đầu, ngư dân đánh bắt cá nhiều không tiêu thụ hết nên chuyển qua muối cá để bảo quản, sau đó họ nghiên cứu, sáng tạo ra phương pháp kéo rút sống lấy nước mắm từ thô sơ đến hoàn chỉnh.
Theo Sở Khoa học và Công nghệ Bình Thuận, kể từ năm 2009, nước mắm đã được Cục Sở hữu Trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Quyết định ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia Tên gọi xuất xứ hàng hóa “Phan Thiết”, là tài sản quốc gia được Nhà nước bảo hộ trên toàn lãnh thổ nước Việt Nam cho sản phẩm nước mắm sản xuất tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.
Để được cấp Giấy Chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý “Phan Thiết”, các cơ sở sản xuất nước mắm phải được kiểm soát theo quy trình sản xuất một cách nghiêm ngặt từ khâu tiếp nhận nguyên liệu - muối cá - chăm sóc chượp - kéo rút - pha đấu - lắng lọc - đóng chai - vào thùng cho đến khi sản phẩm nước mắm lưu thông trên thị trường, đặc biệt chú trọng đối với các chất phụ gia sử dụng trong quá trình sản xuất phải đảm bảo chất lượng, không làm ảnh hưởng đến chất lượng nước mắm và phải nằm trong danh mục được phép sử dụng của Bộ Y tế.
Thực hiện đúng quy định của pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, sản phẩm đáp ứng các điều kiện quy định về nguồn gốc xuất xứ và chất lượng; bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm mới được gắn tem, nhãn chỉ dẫn địa lý.
Các cơ sở sản xuất nước mắm được cấp Giấy Chứng nhận ngoài việc khẳng định thương hiệu, chất lượng sản phẩm của đơn vị mình còn có trách nhiệm trong việc khuếch trương, bảo vệ danh tiếng cho sản phẩm truyền thống của địa phương để phát triển sản phẩm, thương hiệu nước mắm “Phan Thiết” trên thị trường trong nước và tiến tới xuất khẩu.
Được Sách kỷ lục Việt Nam công nhận là top 10 nước chấm gia vị nổi tiếng Việt Nam, nước mắm Phan Thiết hôm nay còn được xem là một trong những “món quà lưu niệm” đầy ý nghĩa mà du khách khắp nơi khi đến tham quan nghỉ dưỡng tại thành phố biển đem về biếu người thân, bè bạn. Theo Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, tham quan và tìm hiểu nghề làm nước mắm hiện là một trong những sản phẩm du lịch độc đáo mà du khách trong, ngoài nước đều rất háo hức khi đến thành phố biển.