Những ngày gần đây, lưu thông qua các ga tàu điện Cát Linh - Hà Đông, nhiều hành khách bức xúc bởi ngay dưới chân ga (khu vực lên/ xuống), hàng quán đua nhau mọc lên rất lộn xộn, nhếch nhác.Tại ga Văn Khê (quận Hà Đông, Hà Nội) cách ga cuối Yên Nghĩa khoảng 500m đang bị 4 - 5 cửa hàng tự phát bủa vây.Ga Văn Khê có diện tích rộng so với nhiều ga khác nên các hộ kinh doanh bày biện đủ thứ hàng hóa, từ đồ ăn vặt, quán nước, bán mũ bảo hiểm, đến dịch vụ gửi xe, xe ôm. “Từ ngày 6/11, khi thấy tàu điện trên cao hoạt động, tôi và các anh em rủ nhau ra đây bán hàng, trông giữ xe vì nghĩ sẽ đông khách”, chị Phương, chủ hàng trông giữ xe ở đây cho biết.Khu vực điểm đầu ga Cát Linh, nhiều vị trí trở thành nơi người dân bày biện hàng hóa, bàn ghế để mở quán nước.Thời điểm đông khách, chủ cửa hàng còn ngang nhiên kê ghế cho khách qua khu vực vỉa hè (nơi để khách xuống tàu đi bộ qua), đẩy nhiều người đi tàu phải đi bộ ở khu vực các phương tiện đang lưu thông gây mất ATGT.Tại dưới chân ga Thái Hà từ số 193 đến 217 Hoàng Cầu, các hộ kinh doanh thay vì hướng dẫn khách để xe trong khu vực vạch kẻ theo quy định lại bố trí nơi để phương tiện cá nhân cho khách vào ăn uống ở ngay chân ga tàu.Các hộ kinh doanh đua nhau trưng biển quảng cáo các vật dụng cửa hàng đang kinh doanh - Ảnh chụp tại khu vực ga La Khê.Trong khi chờ các quận bố trí bãi gửi xe, một số người dân có cửa hàng ở khu vực ga tàu tận dụng nhận trông giữ xe.Chủ cửa hàng còn kê ô cho khách hàng giữa lối lên tàu của hành kháchKhung cảnh lộn xộn dưới chân tàu khu vực Ngã Tư SởNhiều tiểu thương biến các khu vực này thành nơi họp chợ, ngang nhiên bày biện hàng hóa buôn bán khu vực chân ga Thượng Đình.Chủ quán trà đá còn dựng ô, kê ghế bày bán trên vỉa hè ngay sát khu vực ga tàu.Tại chân ga tàu điện cũng đang trở thành nơi tập kết rác thải của nhiều người. Trao đổi với Báo Giao thông, TS. Vũ Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu GTVT Việt Đức cho rằng, tình trạng các điểm bán hàng tự phát ngay ở chân các nhà ga tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông cần dẹp bỏ sớm. Hoạt động tự phát này diễn ra lâu dài sẽ trở thành thói quen của người dân. “Thành phố cần xem xét các khu vực chân ga để tổ chức phù hợp, có thể cấp phép cho các hoạt động kinh doanh để thu lợi và sắp xếp hợp lý. Chân ga mà như cái chợ sẽ gây phản cảm, mất mỹ quan”, TS. Tuấn nói.Ông Đỗ Việt Hải - Phó giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho rằng, các ga tàu kết nối chủ yếu để phục vụ hành khách, thành phố chưa cho phép mở các hoạt động kinh doanh. Việc để khu vực ga tàu nhếch nhác, hàng quán bủa vây thuộc trách nhiệm chính của các phường, quận. Để đảm bảo an toàn, tạo mỹ quan cho khu vực ga tàu điện, các quận phải nhanh chóng giải tỏa tình trạng này.
Những ngày gần đây, lưu thông qua các ga tàu điện Cát Linh - Hà Đông, nhiều hành khách bức xúc bởi ngay dưới chân ga (khu vực lên/ xuống), hàng quán đua nhau mọc lên rất lộn xộn, nhếch nhác.
Tại ga Văn Khê (quận Hà Đông, Hà Nội) cách ga cuối Yên Nghĩa khoảng 500m đang bị 4 - 5 cửa hàng tự phát bủa vây.
Ga Văn Khê có diện tích rộng so với nhiều ga khác nên các hộ kinh doanh bày biện đủ thứ hàng hóa, từ đồ ăn vặt, quán nước, bán mũ bảo hiểm, đến dịch vụ gửi xe, xe ôm. “Từ ngày 6/11, khi thấy tàu điện trên cao hoạt động, tôi và các anh em rủ nhau ra đây bán hàng, trông giữ xe vì nghĩ sẽ đông khách”, chị Phương, chủ hàng trông giữ xe ở đây cho biết.
Khu vực điểm đầu ga Cát Linh, nhiều vị trí trở thành nơi người dân bày biện hàng hóa, bàn ghế để mở quán nước.
Thời điểm đông khách, chủ cửa hàng còn ngang nhiên kê ghế cho khách qua khu vực vỉa hè (nơi để khách xuống tàu đi bộ qua), đẩy nhiều người đi tàu phải đi bộ ở khu vực các phương tiện đang lưu thông gây mất ATGT.
Tại dưới chân ga Thái Hà từ số 193 đến 217 Hoàng Cầu, các hộ kinh doanh thay vì hướng dẫn khách để xe trong khu vực vạch kẻ theo quy định lại bố trí nơi để phương tiện cá nhân cho khách vào ăn uống ở ngay chân ga tàu.
Các hộ kinh doanh đua nhau trưng biển quảng cáo các vật dụng cửa hàng đang kinh doanh - Ảnh chụp tại khu vực ga La Khê.
Trong khi chờ các quận bố trí bãi gửi xe, một số người dân có cửa hàng ở khu vực ga tàu tận dụng nhận trông giữ xe.
Chủ cửa hàng còn kê ô cho khách hàng giữa lối lên tàu của hành khách
Khung cảnh lộn xộn dưới chân tàu khu vực Ngã Tư Sở
Nhiều tiểu thương biến các khu vực này thành nơi họp chợ, ngang nhiên bày biện hàng hóa buôn bán khu vực chân ga Thượng Đình.
Chủ quán trà đá còn dựng ô, kê ghế bày bán trên vỉa hè ngay sát khu vực ga tàu.
Tại chân ga tàu điện cũng đang trở thành nơi tập kết rác thải của nhiều người. Trao đổi với Báo Giao thông, TS. Vũ Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu GTVT Việt Đức cho rằng, tình trạng các điểm bán hàng tự phát ngay ở chân các nhà ga tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông cần dẹp bỏ sớm. Hoạt động tự phát này diễn ra lâu dài sẽ trở thành thói quen của người dân. “Thành phố cần xem xét các khu vực chân ga để tổ chức phù hợp, có thể cấp phép cho các hoạt động kinh doanh để thu lợi và sắp xếp hợp lý. Chân ga mà như cái chợ sẽ gây phản cảm, mất mỹ quan”, TS. Tuấn nói.
Ông Đỗ Việt Hải - Phó giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho rằng, các ga tàu kết nối chủ yếu để phục vụ hành khách, thành phố chưa cho phép mở các hoạt động kinh doanh. Việc để khu vực ga tàu nhếch nhác, hàng quán bủa vây thuộc trách nhiệm chính của các phường, quận. Để đảm bảo an toàn, tạo mỹ quan cho khu vực ga tàu điện, các quận phải nhanh chóng giải tỏa tình trạng này.