Một cảnh tưởng gây nhiều lo lắng khi chứng kiến cảnh tượng hàng vạn du khách đông kín, chen chúc, xô đẩy tại chùa Tam Chúc khi tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp tại một số địa phương. Trước đó, để phòng chống dịch COVID-19, từ ngày 20/2, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN đã có văn bản gửi Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố về việc tiếp tục thực hiện nghiêm các quy định trong phòng, chống dịch COVID-19 trong tháng lễ hội xuân Tân Sửu. Trong Chỉ thị 06/CT-TTg ngày 19/2, về việc đôn đốc thực hiện nhiệm vụ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021, Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu đối với các hoạt động văn hóa trong việc phòng, chống dịch COVID-19 phải hạn chế tối đa hoặc dùng các hoạt động lễ hội, tập trung đông người để giảm thiểu khả năng lây lan dịch bệnh.Để phòng chống dịch COVID-19, chùa Tam Chúc đã không tổ chức khai hội nhưng vẫn mở cửa đón du khách thập phương. Tuy nhiên, ngày 14/3, ghi nhận con số kỷ lục kể từ khi Việt Nam chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19 từ mùa lễ hội năm ngoái khi có đến 5 vạn người đi lễ chùa.Thượng tọa Thích Minh Quang, đại diện cho chùa Tam Chúc cho biết, lượng khách đông là do người dân đi lễ chùa Hương cũng về chùa Tam Chúc.Để phòng chống dịch COVID-19, chùa Tam Chúc đã bố trí hệ thống loa phát thanh nhắc nhở người dân rửa tay sát khuẩn, đeo khẩu trang và đứng giãn cách, thậm chí phát khẩu trang miễn phí. Hàng trăm tình nguyện viên đo thân nhiệt, hỗ trợ khách khai báo y tế trực tiếp và khai báo qua QR-Code.Tuy nhiên, do lượng khách đông, nên nhiều khu vực quá tải. Hơn nữa, nhiều du khách chụp ảnh nên đã bỏ khẩu trang.Dù Ban quản lý chùa Tam Chúc phải ba lần tạm dừng bán vé xe điện, vé thuyền để tránh ùn tắc nhưng tình trạng chen lấn, xô đẩy, tập trung đông người không đảm bảo khoảng cách vẫn xảy ra.Đại diện Sở VH,TT&DL Hà Nam cho biết, đã yêu cầu ban quản lý khu du lịch Tam Chúc thực hiện nghiêm việc đo thân nhiệt, khai báo y tế, sát khuẩn tay, đeo khẩu trang và giữ khoảng cách.Ngày 15/3, Sở sẽ làm việc với ban quản lý khu du lịch Tam Chúc và nhà chùa để tìm giải pháp vừa đảm bảo an toàn phòng chống dịch vừa đáp ứng nhu cầu của người dân.Lượng khách đến đông gây khó khăn cho công tác phòng, chống dịch COVID-19.Nếu không có biện pháp để chấn chỉnh tình trạng tập trung động người, chen chúc, xô đẩy, người dân chủ quan lơ là phòng dịch thì nguy cơ lây lan dịch bệnh là rất lớn.Và lo lắng của người dân không phải không có cơ sở khi chứng kiến hình ảnh này. Ảnh: Thanh Thảo.Tại chùa Hương dù mới mở cửa trở lại nhưng 2 ngày qua, đã đón hơn 4 vạn. Dự kiến lượng khách đổ về chùa Hương sẽ còn đông hơn nữa trong thời gian tới. Ảnh: Kinh tế Đô thị. Dù lãnh đạo UBND huyện Mỹ Đức cam kết đảm bảo các điều kiện về phòng chống dịch như yêu cầu du khách đeo khẩu trang, sát khuẩn tay, kiểm tra thân nhiệt, khai báo y tế bằng mã QR code, các phương tiện hoạt động phải vệ sinh khử khuẩn, bố trí nước rửa tay, sắp xếp hành khách đảm bảo giãn cách, thuyền nhỏ chở tối đa 6 người, thuyền to tối đa 12 người, người điều khiển phải nhắc du khách đeo khẩu trang… Ảnh: Kinh tế Đô thị. Tuy nhiên thực tế, các phương án chưa được triển khai nghiêm túc. Vẫn có tình trạng thuyền chở tới hơn 30 người, người dân khá lơ là việc đeo khẩu trang phòng chống dịch COVID-19. Ảnh: Kinh tế Đô thị. >>> Mời độc giả xem thêm video Chùa Hương được mở cửa lại: Người dân vui như đêm 30 Tết. Nguồn: VTV 24
Một cảnh tưởng gây nhiều lo lắng khi chứng kiến cảnh tượng hàng vạn du khách đông kín, chen chúc, xô đẩy tại chùa Tam Chúc khi tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp tại một số địa phương.
Trước đó, để phòng chống dịch COVID-19, từ ngày 20/2, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN đã có văn bản gửi Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố về việc tiếp tục thực hiện nghiêm các quy định trong phòng, chống dịch COVID-19 trong tháng lễ hội xuân Tân Sửu.
Trong Chỉ thị 06/CT-TTg ngày 19/2, về việc đôn đốc thực hiện nhiệm vụ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021, Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu đối với các hoạt động văn hóa trong việc phòng, chống dịch COVID-19 phải hạn chế tối đa hoặc dùng các hoạt động lễ hội, tập trung đông người để giảm thiểu khả năng lây lan dịch bệnh.
Để phòng chống dịch COVID-19, chùa Tam Chúc đã không tổ chức khai hội nhưng vẫn mở cửa đón du khách thập phương. Tuy nhiên, ngày 14/3, ghi nhận con số kỷ lục kể từ khi Việt Nam chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19 từ mùa lễ hội năm ngoái khi có đến 5 vạn người đi lễ chùa.
Thượng tọa Thích Minh Quang, đại diện cho chùa Tam Chúc cho biết, lượng khách đông là do người dân đi lễ chùa Hương cũng về chùa Tam Chúc.
Để phòng chống dịch COVID-19, chùa Tam Chúc đã bố trí hệ thống loa phát thanh nhắc nhở người dân rửa tay sát khuẩn, đeo khẩu trang và đứng giãn cách, thậm chí phát khẩu trang miễn phí. Hàng trăm tình nguyện viên đo thân nhiệt, hỗ trợ khách khai báo y tế trực tiếp và khai báo qua QR-Code.
Tuy nhiên, do lượng khách đông, nên nhiều khu vực quá tải. Hơn nữa, nhiều du khách chụp ảnh nên đã bỏ khẩu trang.
Dù Ban quản lý chùa Tam Chúc phải ba lần tạm dừng bán vé xe điện, vé thuyền để tránh ùn tắc nhưng tình trạng chen lấn, xô đẩy, tập trung đông người không đảm bảo khoảng cách vẫn xảy ra.
Đại diện Sở VH,TT&DL Hà Nam cho biết, đã yêu cầu ban quản lý khu du lịch Tam Chúc thực hiện nghiêm việc đo thân nhiệt, khai báo y tế, sát khuẩn tay, đeo khẩu trang và giữ khoảng cách.
Ngày 15/3, Sở sẽ làm việc với ban quản lý khu du lịch Tam Chúc và nhà chùa để tìm giải pháp vừa đảm bảo an toàn phòng chống dịch vừa đáp ứng nhu cầu của người dân.
Lượng khách đến đông gây khó khăn cho công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Nếu không có biện pháp để chấn chỉnh tình trạng tập trung động người, chen chúc, xô đẩy, người dân chủ quan lơ là phòng dịch thì nguy cơ lây lan dịch bệnh là rất lớn.
Và lo lắng của người dân không phải không có cơ sở khi chứng kiến hình ảnh này. Ảnh: Thanh Thảo.
Tại chùa Hương dù mới mở cửa trở lại nhưng 2 ngày qua, đã đón hơn 4 vạn. Dự kiến lượng khách đổ về chùa Hương sẽ còn đông hơn nữa trong thời gian tới. Ảnh: Kinh tế Đô thị.
Dù lãnh đạo UBND huyện Mỹ Đức cam kết đảm bảo các điều kiện về phòng chống dịch như yêu cầu du khách đeo khẩu trang, sát khuẩn tay, kiểm tra thân nhiệt, khai báo y tế bằng mã QR code, các phương tiện hoạt động phải vệ sinh khử khuẩn, bố trí nước rửa tay, sắp xếp hành khách đảm bảo giãn cách, thuyền nhỏ chở tối đa 6 người, thuyền to tối đa 12 người, người điều khiển phải nhắc du khách đeo khẩu trang… Ảnh: Kinh tế Đô thị.
Tuy nhiên thực tế, các phương án chưa được triển khai nghiêm túc. Vẫn có tình trạng thuyền chở tới hơn 30 người, người dân khá lơ là việc đeo khẩu trang phòng chống dịch COVID-19. Ảnh: Kinh tế Đô thị.
>>> Mời độc giả xem thêm video Chùa Hương được mở cửa lại: Người dân vui như đêm 30 Tết. Nguồn: VTV 24