Chống lãng phí không phải đợi để bắt, cho vào tù

Google News

ĐB Nguyễn Anh Trí (đoàn TP Hà nội) nhận định, lãng phí có những việc thấy được, đo đếm được nhưng rất nhiều việc không thấy được, không đo đếm được nếu không chú ý.

Phát biểu tại nghị trường Quốc hội khóa XV sáng 26/7, đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí, Đoàn ĐBQH Hà Nội, Hội Huyết học - Truyền máu Việt Nam, thành viên Đoàn chủ tịch VUSTA cho biết, tình trạng lãng phí về văn bằng, chứng chỉ không hợp lý vẫn đang tiếp diễn. Việc đua nhau đi học nhiều khi không biết học để làm gì cũng cứ học, vì thấy người bên cạnh học, người trong cơ quan học thì mình cũng học. Ngoại ngữ không cần thiết cũng học.
“Tôi là cán bộ khoa học và tôi cảm thấy ngoại ngữ hết sức cần thiết, mình có ngoại ngữ mình làm việc chứ không phải học ngoại ngữ để bằng cấp đẹp lên” - đại biểu Nguyễn Anh Trí nói.
Chong lang phi khong phai doi de bat, cho vao tu
Đại biểu Nguyễn Anh Trí. 
Theo ông, tiết kiệm, chống lãng phí là phạm trù rất rộng, đó là tiền bạc, kinh phí, đất đai,… và những cái như thời gian, cơ hội, đặc biệt là sức lực, trí tuệ, cách thức tổ chức làm việc, chủ trương chính sách.
“Một chủ trương chính sách sai sẽ gây ra lãng phí cực kỳ nhiều, không đo đếm được. Tham nhũng đáng phê phán, đáng lên án, đáng nghiêm trị còn lãng phí thì phải hơn thế nữa. Vì lãng phí là mất mát, thất thoát” - đại biểu Nguyễn Anh Trí nhấn mạnh.
“Xót xa vô cùng khi thấy những mảnh đất rộng bỏ hoang hóa 3-5 năm thậm chí 10 năm, nhân dân cử tri rất bức xúc. Chống lãng phí thì phải thực hành tiết kiệm, chống lãng phí không phải đợi để bắt, cho vào tù. Việc này cũng khó, vì có nhiều việc không đo đếm được, không lượng hóa được nên khó bắt, khó quy tội”-  đại biếu nói và đề nghị phải đẩy mạnh giáo dục, truyền thông về tiết kiệm, chống lãng phí. Phải coi tiết kiệm là lẽ sống, là đạo đức để mà sống, thực hành, quản lý xã hội. 
ĐBQH Trương Trọng Nghĩa (đoàn TP.HCM) cũng cho rằng, tiết kiệm chống lãng phí phải bền vững, lâu dài, mọi nơi, mọi lúc, mọi việc. Ông đặt vấn đề, chúng ta có thể tiết kiệm vài chục ngàn trong khi điện nước dùng xả láng, có những cái ta tiết kiệm nhưng không bù lại được những cái đã lãng phí.
Chong lang phi khong phai doi de bat, cho vao tu-Hinh-2
 Đại biểu Trương Trọng Nghĩa.
Theo đại biểu Trương Trọng Nghĩa, muốn tiết kiệm chống lãng phí phải là thói quen, nếp sống của từng cá nhân phải bắt đầu từ giáo dục, từ mầm non, mẫu giáo. 
Có dịp sống và làm việc ở các quốc gia phát triển, ĐBQH Trương Trọng Nghĩa thấy rằng càng giàu càng tiết kiệm, càng chống lãng phí đã trở thành đặc trưng của quốc gia văn minh, phát triển.
“Tôi cũng quan sát mấy chục năm thấy rằng chính nhờ tiết kiệm lãng phí quốc gia đó ngày càng giàu hơn. Tiết kiệm, chống lãng phí trở thành yêu cầu, thói quen từ trẻ em ở nhà trẻ, mẫu giáo và trong gia đình. Họ tiết kiệm, chống lãng phí không chỉ của mình mà còn của cả người khác, của xã hội. Thấy vòi nước đang chảy không ai dùng ở ngoài nhà ga, công cộng là tự đến ngắt luôn” - đại biểu Trương Trọng Nghĩa dẫn chứng.
Một vấn đề khác cũng được ông nêu ra, đó là có những người rất tiết kiệm khi đó là tài sản của riêng họ nhưng nếu là tài sản công, tài sản người khác thì họ không quan tâm, không tiết kiệm. Ở nhiều quốc gia phát triển không có điều này. ĐBQH nhấn mạnh, nên tôn trọng tài sản công như tài sản của chính mình.
>>> Mời quý độc giả xem thêm video: Công bố danh sách người trúng cử Đại biểu Quốc hội khóa XV

Nguồn: Truyền hình Đồng Tháp


Hiểu Lam

>> xem thêm

Bình luận(0)