Tháp nước Hàng Đậu (vốn là công trình cũ, không sử dụng nhiều năm nay) đã được cải tạo, sắp đặt thành không gian nghệ thuật. Tháp nước Hàng Đậu (tên thường gọi là bốt Hàng Đậu) nằm tại ngã 6 giao giữa các con phố: Hàng Than, Hàng Lược, Hàng Giấy, Hàng Đậu, Quán Thánh và Phan Đình Phùng). Tháp nước Hàng Đậu được xây dựng vào năm 1894, là một trong những công trình kiến trúc cổ của Hà Nội do người Pháp xây dựng. Nhà máy Xe lửa Gia Lâm là một trong những công trình đường sắt trọng yếu do người Pháp xây dựng tại Việt Nam vào đầu thế kỷ XX, hiện là một di sản công nghiệp quan trọng của ngành đường sắt và của Việt Nam nói chung. Nhà máy Xe lửa Gia Lâm đang đối diện với nguy cơ bị di dời khỏi địa điểm hiện tại để đáp ứng nhu cầu tái phát triển đô thị. Tuy nhiên, với lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2023 đã thành cơ hội thí điểm mô hình trải nghiệm văn hóa sáng tạo để phát huy giá trị di sản công nghiệp tại Nhà máy Xe lửa Gia Lâm. Di sản đương đại này sẽ "tái xuất" với công năng mới, trở thành "ngôi nhà ký ức", nơi lưu giữ hình ảnh, kỷ vật của thành phố Hà Nội. Ngôi biệt thự nằm tại số 49 Trần Hưng Đạo - Hàng Bài, được xây dựng từ thời Pháp, cuối thế kỉ 19. Diện tích gốc của ngôi biệt thự là 1.000m2, đến nay chỉ còn 800m2 do bị cắt một phần phục vụ việc thi công ga ngầm C10 (tuyến đường sắt đô thị số 2 Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo). Dự án được nghiên cứu từ năm 2016 trong khuôn khổ hợp tác giữa thành phố Hà Nội và vùng Ile de France, quận Hoàn Kiếm và cơ quan hợp tác quốc tế vùng Ile de France. Đây là căn biệt thự cổ còn nguyên nhiều giá trị kiến trúc lịch sử, được trùng tu để phát huy giá trị di sản đô thị. Trụ sở Công an quận Hoàn Kiếm tại ngã 4 Lê Thái Tổ - Bà Triệu - Hàng Khay - Tràng Thi được xây dựng từ cuối thế kỷ 19 theo phong cách kiến trúc Pháp. Việc trùng tu, tôn tạo công trình được thực hiện từ năm 2019-2020 và hoàn thành đầu năm 2022. Dòng chữ “Commissariat de Police” bằng tiếng Pháp (dịch nghĩa là Sở Cẩm) hiện vẫn được lưu giữ và nằm trên cổng trụ sở Công an quận Hoàn Kiếm. Bưu điện Hà Nội nằm trên phố Đinh Tiên Hoàng (quận Hoàn Kiếm) mang phong cách kiến trúc Pháp do kiến trúc sư Auguste Henri Vildeu thiết kế và được đưa vào sử dụng năm 1896. Trong hơn 100 năm lịch sử tồn tại, dù trải qua nhiều biến cố thăng trầm lịch sử nhưng Bưu điện Hà Nội vẫn giữ được những nét kiến trúc nguyên bản. Trụ sở Công an phường Cửa Đông (quận Hoàn Kiếm) nằm trên phố Nguyễn Quang Bích cũng là công trình mang kiến trúc Pháp được trùng tu, bảo tồn trong giai đoạn 2018-2019. Tòa nhà số 30 phố Tràng Tiền cũng là một công trình được tu bổ, sửa chữa trong thời gian vừa qua. Toà nhà có lớp vôi tổng thể màu vàng; các chi tiết, hoa văn được sơn trắng. Công trình Trường Mầm non 1-6 nằm trên phố Nguyễn Văn Tố (quận Hoàn Kiếm) cũng được trùng tu, sửa chữa và hoàn thành vào năm 2022.>>> Mời quý độc giả xem video: Anh Vương Minh Thu, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần than Vàng Danh - VinaComin chia sẻ về ý nghĩa của hai công trình được ghi danh Sách vàng Việt Nam 2023:
Tháp nước Hàng Đậu (vốn là công trình cũ, không sử dụng nhiều năm nay) đã được cải tạo, sắp đặt thành không gian nghệ thuật. Tháp nước Hàng Đậu (tên thường gọi là bốt Hàng Đậu) nằm tại ngã 6 giao giữa các con phố: Hàng Than, Hàng Lược, Hàng Giấy, Hàng Đậu, Quán Thánh và Phan Đình Phùng). Tháp nước Hàng Đậu được xây dựng vào năm 1894, là một trong những công trình kiến trúc cổ của Hà Nội do người Pháp xây dựng.
Nhà máy Xe lửa Gia Lâm là một trong những công trình đường sắt trọng yếu do người Pháp xây dựng tại Việt Nam vào đầu thế kỷ XX, hiện là một di sản công nghiệp quan trọng của ngành đường sắt và của Việt Nam nói chung. Nhà máy Xe lửa Gia Lâm đang đối diện với nguy cơ bị di dời khỏi địa điểm hiện tại để đáp ứng nhu cầu tái phát triển đô thị. Tuy nhiên, với lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2023 đã thành cơ hội thí điểm mô hình trải nghiệm văn hóa sáng tạo để phát huy giá trị di sản công nghiệp tại Nhà máy Xe lửa Gia Lâm. Di sản đương đại này sẽ "tái xuất" với công năng mới, trở thành "ngôi nhà ký ức", nơi lưu giữ hình ảnh, kỷ vật của thành phố Hà Nội.
Ngôi biệt thự nằm tại số 49 Trần Hưng Đạo - Hàng Bài, được xây dựng từ thời Pháp, cuối thế kỉ 19. Diện tích gốc của ngôi biệt thự là 1.000m2, đến nay chỉ còn 800m2 do bị cắt một phần phục vụ việc thi công ga ngầm C10 (tuyến đường sắt đô thị số 2 Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo). Dự án được nghiên cứu từ năm 2016 trong khuôn khổ hợp tác giữa thành phố Hà Nội và vùng Ile de France, quận Hoàn Kiếm và cơ quan hợp tác quốc tế vùng Ile de France. Đây là căn biệt thự cổ còn nguyên nhiều giá trị kiến trúc lịch sử, được trùng tu để phát huy giá trị di sản đô thị.
Trụ sở Công an quận Hoàn Kiếm tại ngã 4 Lê Thái Tổ - Bà Triệu - Hàng Khay - Tràng Thi được xây dựng từ cuối thế kỷ 19 theo phong cách kiến trúc Pháp. Việc trùng tu, tôn tạo công trình được thực hiện từ năm 2019-2020 và hoàn thành đầu năm 2022. Dòng chữ “Commissariat de Police” bằng tiếng Pháp (dịch nghĩa là Sở Cẩm) hiện vẫn được lưu giữ và nằm trên cổng trụ sở Công an quận Hoàn Kiếm.
Bưu điện Hà Nội nằm trên phố Đinh Tiên Hoàng (quận Hoàn Kiếm) mang phong cách kiến trúc Pháp do kiến trúc sư Auguste Henri Vildeu thiết kế và được đưa vào sử dụng năm 1896. Trong hơn 100 năm lịch sử tồn tại, dù trải qua nhiều biến cố thăng trầm lịch sử nhưng Bưu điện Hà Nội vẫn giữ được những nét kiến trúc nguyên bản.
Trụ sở Công an phường Cửa Đông (quận Hoàn Kiếm) nằm trên phố Nguyễn Quang Bích cũng là công trình mang kiến trúc Pháp được trùng tu, bảo tồn trong giai đoạn 2018-2019.
Tòa nhà số 30 phố Tràng Tiền cũng là một công trình được tu bổ, sửa chữa trong thời gian vừa qua. Toà nhà có lớp vôi tổng thể màu vàng; các chi tiết, hoa văn được sơn trắng.
Công trình Trường Mầm non 1-6 nằm trên phố Nguyễn Văn Tố (quận Hoàn Kiếm) cũng được trùng tu, sửa chữa và hoàn thành vào năm 2022.
>>> Mời quý độc giả xem video: Anh Vương Minh Thu, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần than Vàng Danh - VinaComin chia sẻ về ý nghĩa của hai công trình được ghi danh Sách vàng Việt Nam 2023: