Trải qua biết bao thế hệ, tại xã Cần Kiệm – huyện Thạch Thất – Hà Nội vẫn hiện hữu cây đa kỳ thú với 9 gốc ngay cạnh bến sông Tích Giang.Dân làng Yên Lạc cho biết, cây đa cổ 9 gốc này được trồng từ khi làm Đình Yên Lạc vào năm Hồng Đức (1469) bên bờ tả của dòng Tích Giang đoạn chảy qua làng, đến nay ước cỡ trên 500 năm tuổi. Trải qua năm tháng, cây phát triển, rễ đa rủ xuống đất tạo nên 9 gốc to nhỏ.Cây vươn cao khoảng 30m, với 9 gốc uốn lượn liên kết với nhau, tán cây rộng lớn, che mát cả một khoảng đất rộng trước sân đình.Cây đa cổ 9 gốc 500 năm tuổi được xem như báu vật linh thiêng của người dân làng Yên Lạc. Tại gốc chính của cây, bà con còn lập miếu thờ. Gốc đa to nhiều người ôm không xuể.Ông Bốn, 90 tuổi, người dân làng Yên Lạc cho biết: “Cây đa được coi như báu vật của dân làng, là hình ảnh đậm chất nông thôn với cây đa, giếng nước, sân đình. Thi thoảng có cả đoàn khách du lịch nước ngoài ghé thăm. Cây đa còn là điểm kết nối của làng, xã, ngày nào cũng có hàng chục người ngồi dưới gốc cây hóng mát, trò chuyện. Nhất là mỗi khi mất điện, bà con ngồi kín khu vực này".Không chỉ với người lớn, trẻ nhỏ cũng có nơi vui chơi rộng rãi, thoáng mát.Ông Kiều Văn Teo, đại diện Ban quản lý di tích đình làng Yên Lạc cho hay, để bảo tồn được giá trị của di tích, địa phương đang làm hồ sơ xét "cây di sản" cho cây đa 9 gốc.>>> Mời độc giả xem thêm video Ngắm những loài cây có hình thù kỳ quái đến khó tin:
Trải qua biết bao thế hệ, tại xã Cần Kiệm – huyện Thạch Thất – Hà Nội vẫn hiện hữu cây đa kỳ thú với 9 gốc ngay cạnh bến sông Tích Giang.
Dân làng Yên Lạc cho biết, cây đa cổ 9 gốc này được trồng từ khi làm Đình Yên Lạc vào năm Hồng Đức (1469) bên bờ tả của dòng Tích Giang đoạn chảy qua làng, đến nay ước cỡ trên 500 năm tuổi. Trải qua năm tháng, cây phát triển, rễ đa rủ xuống đất tạo nên 9 gốc to nhỏ.
Cây vươn cao khoảng 30m, với 9 gốc uốn lượn liên kết với nhau, tán cây rộng lớn, che mát cả một khoảng đất rộng trước sân đình.
Cây đa cổ 9 gốc 500 năm tuổi được xem như báu vật linh thiêng của người dân làng Yên Lạc. Tại gốc chính của cây, bà con còn lập miếu thờ.
Gốc đa to nhiều người ôm không xuể.
Ông Bốn, 90 tuổi, người dân làng Yên Lạc cho biết: “Cây đa được coi như báu vật của dân làng, là hình ảnh đậm chất nông thôn với cây đa, giếng nước, sân đình. Thi thoảng có cả đoàn khách du lịch nước ngoài ghé thăm. Cây đa còn là điểm kết nối của làng, xã, ngày nào cũng có hàng chục người ngồi dưới gốc cây hóng mát, trò chuyện. Nhất là mỗi khi mất điện, bà con ngồi kín khu vực này".
Không chỉ với người lớn, trẻ nhỏ cũng có nơi vui chơi rộng rãi, thoáng mát.
Ông Kiều Văn Teo, đại diện Ban quản lý di tích đình làng Yên Lạc cho hay, để bảo tồn được giá trị của di tích, địa phương đang làm hồ sơ xét "cây di sản" cho cây đa 9 gốc.
>>> Mời độc giả xem thêm video Ngắm những loài cây có hình thù kỳ quái đến khó tin: