1. Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 2/9/1969) là một nhà cách mạng, một chiến sỹ cộng sản quốc tế, người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người viết và đọc bản Tuyên ngôn Độc lập Việt Nam khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2/9 /1945 tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội.Người là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong thời gian 1945 – 1969, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam trong thời gian 1951 – 1969. Là một lãnh tụ được nhiều người ngưỡng mộ và tôn sùng.2. Huỳnh Thúc Kháng
Cụ Huỳnh Thúc Kháng (1876–1947), tự Giới Sanh, hiệu là Mính Viên hay đôi khi được viết là Minh Viên. Nổi tiếng với tài năng, đức độ và lòng yêu nước, người dân Việt Nam thường nhắc đến ông với một tên gọi gần gũi: cụ Huỳnh. Cụ Huỳnh Thúc Kháng từng giữ chức Viện trưởng Viện Dân biểu Trung Kỳ thời thuộc Pháp, Bộ trưởng Nội vụ. Năm 1946, khi Hồ Chí Minh sang Pháp đàm phán, cụ Huỳnh được cử làm Quyền Chủ tịch nước Việt Nam (31/5/1946 – 21/9/1946).3. Tôn Đức Thắng
Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/81888-30/31980) có bí danh Thoại Sơn, từng được gọi là Bác Tôn, là Chủ tịch nước thứ hai và cuối cùng của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và sau này là Chủ tịch nước đầu tiên của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 22/9/1969 – 2/7/1976. Ông được Chủ tịch Hồ Chí Minh ca ngợi là "gương mẫu đạo đức cách mạng, suốt đời cần kiệm liêm chính, suốt đời hết lòng hết sức phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân."4. Nguyễn Hữu Thọ
Luật sư Nguyễn Hữu Thọ (10/7/1910–24/12/1996) là thành viên của Đảng Cộng sản Việt Nam và trở thành Chủ tịch đầu tiên của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Năm 1976, ông được bầu làm Phó Chủ tịch nước Việt Nam thống nhất. Sau khi Chủ tịch nước Việt Nam Tôn Đức Thắng qua đời, ông làm Quyền Chủ tịch nước nhiệm kỳ 30/3/1980 – 4/7/19815. Trường Chinh
Ông Trường Chinh (9/2/1907–30/9/1988) tên thật là Đặng Xuân Khu, ông là một chính khách Việt Nam. Ông đã giữ các chức vụ quan trọng trong hệ thống chính trị của Việt Nam như Tổng bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước (tương đương với Chủ tịch nước bây giờ, nhiệm kỳ: 7/1981-6/1987) và Chủ tịch Quốc hội Việt Nam (nhiệm kỳ: 7/1960-7/1981).6. Võ Chí Công
Ông Võ Chí Công (7/8/1912-8/9/2011) tên thật là Võ Toàn. Ông là một chính khách Việt Nam, từng giữ nhiều chức vụ quan trọng của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Việt Nam từ năm 1987 đến năm 1992. Với những đóng góp của mình, ông đã được Nhà nước Việt Nam trao tặng Huân chương Sao vàng năm 1992. Ngày 6/8/2011 Đảng, nhà nước Việt Nam đã mừng Thượng thọ 100 tuổi của ông.6. Lê Đức Anh
Ông Lê Đức Anh (SN 1/12/1920) là Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam từ năm 1992 đến tháng 9/1997. Ông cũng từng là một tướng lĩnh Quân đội Nhân dân Việt Nam,Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam (1986-1987), bộ trưởng bộ Quốc phòng Việt Nam, mang quân hàm Đại tướng.7. Trần Đức Lương
Ông Trần Đức Lương (SN 5/5/1937) quê quán tại xã Phổ Khánh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Ông nguyên là Chủ tịch nước Việt Nam hai nhiệm kỳ, từ 24/9/1997 – 26/6/2006. Trước đó, ông từng là Uỷ viên Bộ Chính trị, sau đó Uỷ viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương Đảng khoá VIII; Uỷ viên Bộ Chính trị khoá IX Đại biểu Quốc hội khoá X, khoá XI...8. Nguyễn Minh Triết
Ông Nguyễn Minh Triết (SN 1942) là một chính trị gia của Việt Nam. Ông là Chủ tịch nước thứ 7 của Việt Nam, nhiệm kì từ 27/6/2006 - 25/7/2011. Trước khi trở thành Chủ tịch nước, ông đang là Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, một chức vụ quan trọng trong hệ thống chính trị tại Việt Nam. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X vào cuối tháng 3/2006, trong danh sách Bộ Chính trị, ông đứng thứ 4 (sau các ông Nông Đức Mạnh, Lê Hồng Anh và Nguyễn Tấn Dũng).9. Trương Tấn Sang
Ông Trương Tấn Sang (SN 21/1/1949), còn gọi là Tư Sang, là Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng. Vào ngày 25/7/2011 ông được Quốc Hội khóa XIII bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 25/7/2011 - đến nay, thay cho ông Nguyễn Minh Triết.10. Trần Đại Quang
Ông Trần Đại Quang (SN 12/10/1956, tại xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình) là một chính khách, tướng lĩnh Công An Nhân dân Việt Nam với quân hàm Đại tướng; Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI, XII. Ông từng là Bộ trưởng Bộ Công an, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Trưởng ban chỉ đạo Tây Nguyên. Ông là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII. Ngày 2/4/2016, tại Kỳ họp thứ 11, Quốc hội Khóa XIII, ông được bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
1. Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 2/9/1969) là một nhà cách mạng, một chiến sỹ cộng sản quốc tế, người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người viết và đọc bản Tuyên ngôn Độc lập Việt Nam khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2/9 /1945 tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội.
Người là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong thời gian 1945 – 1969, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam trong thời gian 1951 – 1969. Là một lãnh tụ được nhiều người ngưỡng mộ và tôn sùng.
2. Huỳnh Thúc Kháng
Cụ Huỳnh Thúc Kháng (1876–1947), tự Giới Sanh, hiệu là Mính Viên hay đôi khi được viết là Minh Viên. Nổi tiếng với tài năng, đức độ và lòng yêu nước, người dân Việt Nam thường nhắc đến ông với một tên gọi gần gũi: cụ Huỳnh. Cụ Huỳnh Thúc Kháng từng giữ chức Viện trưởng Viện Dân biểu Trung Kỳ thời thuộc Pháp, Bộ trưởng Nội vụ. Năm 1946, khi Hồ Chí Minh sang Pháp đàm phán, cụ Huỳnh được cử làm Quyền Chủ tịch nước Việt Nam (31/5/1946 – 21/9/1946).
3. Tôn Đức Thắng
Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/81888-30/31980) có bí danh Thoại Sơn, từng được gọi là Bác Tôn, là Chủ tịch nước thứ hai và cuối cùng của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và sau này là Chủ tịch nước đầu tiên của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 22/9/1969 – 2/7/1976. Ông được Chủ tịch Hồ Chí Minh ca ngợi là "gương mẫu đạo đức cách mạng, suốt đời cần kiệm liêm chính, suốt đời hết lòng hết sức phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân."
4. Nguyễn Hữu Thọ
Luật sư Nguyễn Hữu Thọ (10/7/1910–24/12/1996) là thành viên của Đảng Cộng sản Việt Nam và trở thành Chủ tịch đầu tiên của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Năm 1976, ông được bầu làm Phó Chủ tịch nước Việt Nam thống nhất. Sau khi Chủ tịch nước Việt Nam Tôn Đức Thắng qua đời, ông làm Quyền Chủ tịch nước nhiệm kỳ 30/3/1980 – 4/7/1981
5. Trường Chinh
Ông Trường Chinh (9/2/1907–30/9/1988) tên thật là Đặng Xuân Khu, ông là một chính khách Việt Nam. Ông đã giữ các chức vụ quan trọng trong hệ thống chính trị của Việt Nam như Tổng bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước (tương đương với Chủ tịch nước bây giờ, nhiệm kỳ: 7/1981-6/1987) và Chủ tịch Quốc hội Việt Nam (nhiệm kỳ: 7/1960-7/1981).
6. Võ Chí Công
Ông Võ Chí Công (7/8/1912-8/9/2011) tên thật là Võ Toàn. Ông là một chính khách Việt Nam, từng giữ nhiều chức vụ quan trọng của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Việt Nam từ năm 1987 đến năm 1992. Với những đóng góp của mình, ông đã được Nhà nước Việt Nam trao tặng Huân chương Sao vàng năm 1992. Ngày 6/8/2011 Đảng, nhà nước Việt Nam đã mừng Thượng thọ 100 tuổi của ông.
6. Lê Đức Anh
Ông Lê Đức Anh (SN 1/12/1920) là Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam từ năm 1992 đến tháng 9/1997. Ông cũng từng là một tướng lĩnh Quân đội Nhân dân Việt Nam,Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam (1986-1987), bộ trưởng bộ Quốc phòng Việt Nam, mang quân hàm Đại tướng.
7. Trần Đức Lương
Ông Trần Đức Lương (SN 5/5/1937) quê quán tại xã Phổ Khánh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Ông nguyên là Chủ tịch nước Việt Nam hai nhiệm kỳ, từ 24/9/1997 – 26/6/2006. Trước đó, ông từng là Uỷ viên Bộ Chính trị, sau đó Uỷ viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương Đảng khoá VIII; Uỷ viên Bộ Chính trị khoá IX Đại biểu Quốc hội khoá X, khoá XI...
8. Nguyễn Minh Triết
Ông Nguyễn Minh Triết (SN 1942) là một chính trị gia của Việt Nam. Ông là Chủ tịch nước thứ 7 của Việt Nam, nhiệm kì từ 27/6/2006 - 25/7/2011. Trước khi trở thành Chủ tịch nước, ông đang là Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, một chức vụ quan trọng trong hệ thống chính trị tại Việt Nam. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X vào cuối tháng 3/2006, trong danh sách Bộ Chính trị, ông đứng thứ 4 (sau các ông Nông Đức Mạnh, Lê Hồng Anh và Nguyễn Tấn Dũng).
9. Trương Tấn Sang
Ông Trương Tấn Sang (SN 21/1/1949), còn gọi là Tư Sang, là Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng. Vào ngày 25/7/2011 ông được Quốc Hội khóa XIII bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 25/7/2011 - đến nay, thay cho ông Nguyễn Minh Triết.
10. Trần Đại Quang
Ông Trần Đại Quang (SN 12/10/1956, tại xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình) là một chính khách, tướng lĩnh Công An Nhân dân Việt Nam với quân hàm Đại tướng; Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI, XII. Ông từng là Bộ trưởng Bộ Công an, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Trưởng ban chỉ đạo Tây Nguyên. Ông là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII. Ngày 2/4/2016, tại Kỳ họp thứ 11, Quốc hội Khóa XIII, ông được bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.