Nhiều đường phố Hà Nội đang được cào bóc để cải tạo, thi công. Khoảng 150 m đường Kim Mã, đoạn từ nút giao Núi Trúc đến số 207 Kim Mã, đang được cải tạo. Ban ngày, công ngừng sửa chữa. Việc thi công chỉ diễn ra từ 22h đến 5h.Mỗi khi có xe đi qua, đường phố chìm trong cát bụi.Khi mặt đường bị cào bóc, những nắp cống bằng kim loại nhô cao hẳn lên, tạo thành chướng ngại vật trên đường.Điểm dừng xe buýt gần số 211 Kim Mã nằm trên đoạn đường đang sửa chữa, những người ngồi chờ xe buýt cũng chịu cảnh hít bụi.Chị Thảo (23 tuổi), một người dân sống gần đoạn đường đang sửa chữa chia sẻ, mỗi lúc đi qua đây đầy bụi, đeo khẩu trang mà cảm giác vẫn không thấy an toàn. Đặc biệt là buổi tối, có lúc chị tham gia giao thông không nhìn rõ vì trước mặt, quang cảnh lờ mờ trắng đục vì bụi.Không chỉ lòng đường, vỉa hè cũng nằm nằm trong diện cải tạo, thay thế bằng các loại đá tự nhiên, gạch block, … Phế thải từ bó vỉa bê tông cũ được tập kết lại sau khi được cậy lên. Đống phế thải này chất kín trên vỉa hè phố Đội Cấn (đoạn giao với phố Linh Lang) khiến người đi bộ không còn đường đi, phải đi xuống lòng đường nếu muốn di chuyển qua.Phố Nguyễn Thái Học cũng nằm trong số những con đường đang được cải tạo. Đoạn đường đã được cào lên, có những vết rãnh khá sâu, xuôi cùng chiều bánh xe nên mỗi khi di chuyển qua đây người điều khiển xe máy sẽ thấy loạng choạng tay lái.Đây là đoạn đường giao giữa phần đã cào bóc và mặt đường bình thường. Sự chệnh lệch của mặt đường khoảng 3-5 cm. Mỗi lúc phương tiện đi qua những đoạn giao này đều phải giảm tốc độ. Đặc biệt trên phố Nguyễn Thái Học nó lại nằm ngay ở ngã 7 Cửa Nam đoạn lưu thông về phía Phan Bội Châu, khiến giao thông khu vực này gặp khá nhiều khó khăn.Phố Trần Khánh Dư cũng bị cào bóc kéo dài gần 200 m dịp này.Đoạn đường cào bóc này kéo dài qua ngã ba Trần Khánh Dư – Trần Hưng Đạo, chính vì vậy giao thông tại khu vực này thường xuyên ùn tắc do các phương tiện phải di chuyển rất chậm. Thời điểm Tết Nguyên đán cận kề, rất nhiều người dân tham gia giao thông lo ngại rằng liệu các việc cải tạo, cào bóc có hoàn thiện sớm. Và con đường họ đi làm hàng ngày liệu có tốt hơn sau khi sửa chữa.
Nhiều đường phố Hà Nội đang được cào bóc để cải tạo, thi công. Khoảng 150 m đường Kim Mã, đoạn từ nút giao Núi Trúc đến số 207 Kim Mã, đang được cải tạo. Ban ngày, công ngừng sửa chữa. Việc thi công chỉ diễn ra từ 22h đến 5h.
Mỗi khi có xe đi qua, đường phố chìm trong cát bụi.
Khi mặt đường bị cào bóc, những nắp cống bằng kim loại nhô cao hẳn lên, tạo thành chướng ngại vật trên đường.
Điểm dừng xe buýt gần số 211 Kim Mã nằm trên đoạn đường đang sửa chữa, những người ngồi chờ xe buýt cũng chịu cảnh hít bụi.
Chị Thảo (23 tuổi), một người dân sống gần đoạn đường đang sửa chữa chia sẻ, mỗi lúc đi qua đây đầy bụi, đeo khẩu trang mà cảm giác vẫn không thấy an toàn. Đặc biệt là buổi tối, có lúc chị tham gia giao thông không nhìn rõ vì trước mặt, quang cảnh lờ mờ trắng đục vì bụi.
Không chỉ lòng đường, vỉa hè cũng nằm nằm trong diện cải tạo, thay thế bằng các loại đá tự nhiên, gạch block, … Phế thải từ bó vỉa bê tông cũ được tập kết lại sau khi được cậy lên. Đống phế thải này chất kín trên vỉa hè phố Đội Cấn (đoạn giao với phố Linh Lang) khiến người đi bộ không còn đường đi, phải đi xuống lòng đường nếu muốn di chuyển qua.
Phố Nguyễn Thái Học cũng nằm trong số những con đường đang được cải tạo. Đoạn đường đã được cào lên, có những vết rãnh khá sâu, xuôi cùng chiều bánh xe nên mỗi khi di chuyển qua đây người điều khiển xe máy sẽ thấy loạng choạng tay lái.
Đây là đoạn đường giao giữa phần đã cào bóc và mặt đường bình thường. Sự chệnh lệch của mặt đường khoảng 3-5 cm. Mỗi lúc phương tiện đi qua những đoạn giao này đều phải giảm tốc độ. Đặc biệt trên phố Nguyễn Thái Học nó lại nằm ngay ở ngã 7 Cửa Nam đoạn lưu thông về phía Phan Bội Châu, khiến giao thông khu vực này gặp khá nhiều khó khăn.
Phố Trần Khánh Dư cũng bị cào bóc kéo dài gần 200 m dịp này.
Đoạn đường cào bóc này kéo dài qua ngã ba Trần Khánh Dư – Trần Hưng Đạo, chính vì vậy giao thông tại khu vực này thường xuyên ùn tắc do các phương tiện phải di chuyển rất chậm. Thời điểm Tết Nguyên đán cận kề, rất nhiều người dân tham gia giao thông lo ngại rằng liệu các việc cải tạo, cào bóc có hoàn thiện sớm. Và con đường họ đi làm hàng ngày liệu có tốt hơn sau khi sửa chữa.