Theo thống kê của ngành đường sắt, tai nạn giao thông liên quan đến các lối đi tự mở chiếm khá lớn, trong khi đó, mạng lưới đường sắt Quốc gia hiện vẫn còn hơn 3.600 lối đi tự mở.Ghi nhận của PV, tại Hà Nội vẫn tồn tại hàng trăm đường ngang dân sinh và lối đi tự mở cắt ngang qua đường sắt không có biện pháp bảo vệ an toàn, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông. 5 tháng đầu năm 2023, cả nước đã xảy ra gần 70 vụ tai nạn liên quan đến đường sắt, trong đó hơn 30 vụ xảy ra ở lối đi tự mở. Số vụ tai nạn còn lại xảy ra dọc đường sắt và tại đường ngang có cảnh báo tự động.Rất nhiều đường ngang do người dân tự mở trái phép không có barie, đèn cảnh báo, biển báo tạm bợ, bị che khuất... Theo thời gian, những lối đi tắt này trở thành đường đi cố định.Ông Nguyễn Văn Bùi ( 57 tuổi, ở Bắc Giang) làm việc tại Hà Nội cho biết: “Mật độ dân cư tại những tuyến đường này là rất lớn. Hơn nữa dãy nhà cạnh đường ray hầu hết đều kinh doanh, buôn bán... thu hút đông người qua lại. Việc di chuyển qua những đoạn đường ngang tự phát này là rất nguy hiểm, các đơn vị quản lý cần có biện pháp cấp thiết ngăn chặn để những tai nạn đáng tiếc không lặp lại”.Theo Cục Đường sắt Việt Nam, Hà Nội là một trong những địa phương có nhiều lối đi tự mở qua đường sắt nhất cả nước. Cụ thể, trên địa bàn thành phố Hà Nội có 6 tuyến đường sắt đi qua với tổng chiều dài khoảng 162,11km, nhưng có đến 545 vị trí giao cắt đường bộ - đường sắt, trong đó có 183 đường ngang hợp pháp và 362 lối đi tự mở.Trước đó, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam vừa có đề xuất tới Bộ GTVT kiến nghị Thủ tướng Chính phủ bố trí nguồn vốn ngân sách để nâng cấp lối đi tự mở thành đường ngang.Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, theo Đề án đảm bảo trật tự hành lang ATGT và xử lý dứt điểm lối đi tự mở qua đường sắt giai đoạn 2021-2025, đơn vị sẽ xây dựng mới 297 đường ngang hiện đang là các lối đi tự mở.Để sớm đảm bảo ATGT tại 297 lối đi tự mở này, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đề nghị Bộ GTVT kiến nghị Thủ tướng Chính phủ ưu tiên bố trí nguồn vốn ngân sách nhà nước để đơn vị hoàn thành việc nâng cấp, cải tạo, lắp đặt thiết bị tín hiệu tại 297 lối đi tự mở thành đường ngang. Tổng kinh phí thực hiện dự kiến là 750 tỉ đồng.Liên quan đến việc chi phí dùng để nâng cấp 297 lối đi tự mở lên đến 750 tỉ đồng, ông Trần Thiện Cảnh, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Đường sắt Việt Nam cho biết, việc nâng cấp các lối đi tự mở thành đường ngang sẽ cần lắp đặt các thiết bị đèn cảnh báo, đèn chiếu sáng, thanh chắn tàu... nên cũng rất tốn kém.>>> Mời độc giả xem thêm video Đường sắt trên sa mạc đầu tiên trên thế giới được xây dựng sao:
Theo thống kê của ngành đường sắt, tai nạn giao thông liên quan đến các lối đi tự mở chiếm khá lớn, trong khi đó, mạng lưới đường sắt Quốc gia hiện vẫn còn hơn 3.600 lối đi tự mở.
Ghi nhận của PV, tại Hà Nội vẫn tồn tại hàng trăm đường ngang dân sinh và lối đi tự mở cắt ngang qua đường sắt không có biện pháp bảo vệ an toàn, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.
5 tháng đầu năm 2023, cả nước đã xảy ra gần 70 vụ tai nạn liên quan đến đường sắt, trong đó hơn 30 vụ xảy ra ở lối đi tự mở. Số vụ tai nạn còn lại xảy ra dọc đường sắt và tại đường ngang có cảnh báo tự động.
Rất nhiều đường ngang do người dân tự mở trái phép không có barie, đèn cảnh báo, biển báo tạm bợ, bị che khuất... Theo thời gian, những lối đi tắt này trở thành đường đi cố định.
Ông Nguyễn Văn Bùi ( 57 tuổi, ở Bắc Giang) làm việc tại Hà Nội cho biết: “Mật độ dân cư tại những tuyến đường này là rất lớn. Hơn nữa dãy nhà cạnh đường ray hầu hết đều kinh doanh, buôn bán... thu hút đông người qua lại. Việc di chuyển qua những đoạn đường ngang tự phát này là rất nguy hiểm, các đơn vị quản lý cần có biện pháp cấp thiết ngăn chặn để những tai nạn đáng tiếc không lặp lại”.
Theo Cục Đường sắt Việt Nam, Hà Nội là một trong những địa phương có nhiều lối đi tự mở qua đường sắt nhất cả nước. Cụ thể, trên địa bàn thành phố Hà Nội có 6 tuyến đường sắt đi qua với tổng chiều dài khoảng 162,11km, nhưng có đến 545 vị trí giao cắt đường bộ - đường sắt, trong đó có 183 đường ngang hợp pháp và 362 lối đi tự mở.
Trước đó, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam vừa có đề xuất tới Bộ GTVT kiến nghị Thủ tướng Chính phủ bố trí nguồn vốn ngân sách để nâng cấp lối đi tự mở thành đường ngang.
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, theo Đề án đảm bảo trật tự hành lang ATGT và xử lý dứt điểm lối đi tự mở qua đường sắt giai đoạn 2021-2025, đơn vị sẽ xây dựng mới 297 đường ngang hiện đang là các lối đi tự mở.
Để sớm đảm bảo ATGT tại 297 lối đi tự mở này, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đề nghị Bộ GTVT kiến nghị Thủ tướng Chính phủ ưu tiên bố trí nguồn vốn ngân sách nhà nước để đơn vị hoàn thành việc nâng cấp, cải tạo, lắp đặt thiết bị tín hiệu tại 297 lối đi tự mở thành đường ngang. Tổng kinh phí thực hiện dự kiến là 750 tỉ đồng.
Liên quan đến việc chi phí dùng để nâng cấp 297 lối đi tự mở lên đến 750 tỉ đồng, ông Trần Thiện Cảnh, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Đường sắt Việt Nam cho biết, việc nâng cấp các lối đi tự mở thành đường ngang sẽ cần lắp đặt các thiết bị đèn cảnh báo, đèn chiếu sáng, thanh chắn tàu... nên cũng rất tốn kém.
>>> Mời độc giả xem thêm video Đường sắt trên sa mạc đầu tiên trên thế giới được xây dựng sao: