Sáng ngày 23/2 (mùng 8 tháng Giêng), người dân làng Thị Cấm (Xuân Phương, Nam Từ Liêm, Hà Nội) tập trung ở đình làng để tổ chức hội thi thổi cơm. Đây là phong tục truyền thống độc đáo để cầu chúc một năm mới ấm no, hạnh phúc.Các cụ cao niên cho biết, lễ hội thi thổi cơm làng Thị Cấm nhằm tưởng nhớ công ơn của tướng quân Phan Tây Nhạc. Tương truyền ông là tướng quân của vua Hùng thứ 18, từng đóng quân ở làng này. Ông thường tổ chức cho quân lính thi thổi cơm, sau khi ông mất dân làng đã tôn ông làm thành hoàng làng và hàng năm vào ngày mùng 8 Tết thường mở hội thổi cơm thi để nhắc nhở con cháu tưởng nhớ đến công ơn xưa.Theo luật chơi, 4 đội tham gia cuộc thi phải hoàn tất những công việc chuẩn bị để bước vào cuộc tranh tài với 3 phần thi là kéo lửa, chạy lấy nước và giã thóc thành gạo nấu cơm. Trong đó, bộ kéo lửa là những chiếc bùi nhùi được bện bằng rơm, thanh tre già và que giang đánh lửa.Không khí vô cùng phấn khởi, náo nhiệt khi ngọn lửa được nhóm lên.Các nam thanh niên được lựa chọn để giã thóc thành gạo.Những người phụ nữ sẽ đem gạo đi vo sạch để nấu cơm. Nồi cơm được đưa lên bếp nấu. Thời gian của phần thi chỉ gói gọn trong 30 phút.Nối cơm được tiếp thêm rơm để nhanh chín.Sau đó tiếp tục được ủ bằng rơm đốt.Khói mù mịt thơm mùi rơm rạ khiến cuộc thi thêm độc đáo.Sân đình làng Thị Cấm nghi ngút khói trong lễ hội thổi cơm thi.Khi cơm chín, ban giám khảo và những người tham gia cuộc thi sẽ nhẹ nhàng gạt lớp tro phủ nồi để lấy cơm ra.Sau khi tìm đủ 4 nồi cơm, ban giám khảo sẽ xới 4 bát cơm.Những bát cơm này sẽ được dâng lên Thành hoàng làng.Các thành viên ban giám khảo chấm điểm những bát cơm. Cơm của đội nào đảm bảo các tiêu chí trắng, dẻo, thơm ngon nhất sẽ giành chiến thắng.
Sáng ngày 23/2 (mùng 8 tháng Giêng), người dân làng Thị Cấm (Xuân Phương, Nam Từ Liêm, Hà Nội) tập trung ở đình làng để tổ chức hội thi thổi cơm. Đây là phong tục truyền thống độc đáo để cầu chúc một năm mới ấm no, hạnh phúc.
Các cụ cao niên cho biết, lễ hội thi thổi cơm làng Thị Cấm nhằm tưởng nhớ công ơn của tướng quân Phan Tây Nhạc. Tương truyền ông là tướng quân của vua Hùng thứ 18, từng đóng quân ở làng này. Ông thường tổ chức cho quân lính thi thổi cơm, sau khi ông mất dân làng đã tôn ông làm thành hoàng làng và hàng năm vào ngày mùng 8 Tết thường mở hội thổi cơm thi để nhắc nhở con cháu tưởng nhớ đến công ơn xưa.
Theo luật chơi, 4 đội tham gia cuộc thi phải hoàn tất những công việc chuẩn bị để bước vào cuộc tranh tài với 3 phần thi là kéo lửa, chạy lấy nước và giã thóc thành gạo nấu cơm.
Trong đó, bộ kéo lửa là những chiếc bùi nhùi được bện bằng rơm, thanh tre già và que giang đánh lửa.
Không khí vô cùng phấn khởi, náo nhiệt khi ngọn lửa được nhóm lên.
Các nam thanh niên được lựa chọn để giã thóc thành gạo.
Những người phụ nữ sẽ đem gạo đi vo sạch để nấu cơm.
Nồi cơm được đưa lên bếp nấu. Thời gian của phần thi chỉ gói gọn trong 30 phút.
Nối cơm được tiếp thêm rơm để nhanh chín.
Sau đó tiếp tục được ủ bằng rơm đốt.
Khói mù mịt thơm mùi rơm rạ khiến cuộc thi thêm độc đáo.
Sân đình làng Thị Cấm nghi ngút khói trong lễ hội thổi cơm thi.
Khi cơm chín, ban giám khảo và những người tham gia cuộc thi sẽ nhẹ nhàng gạt lớp tro phủ nồi để lấy cơm ra.
Sau khi tìm đủ 4 nồi cơm, ban giám khảo sẽ xới 4 bát cơm.
Những bát cơm này sẽ được dâng lên Thành hoàng làng.
Các thành viên ban giám khảo chấm điểm những bát cơm. Cơm của đội nào đảm bảo các tiêu chí trắng, dẻo, thơm ngon nhất sẽ giành chiến thắng.