Năm 2018, dư luận xôn xao khi Liên đoàn LĐ Thanh Hóa được Tổng Liên đoàn LĐVN ủy quyền, ký kết góp vốn đầu tư với công ty cổ phần Du lịch và Thương mại Lam Sơn để thực hiện dự án khách sạn Lam Sơn – Công đoàn Thanh Hóa (TP Sầm Sơn) với 2 tổ hợp khách sạn 3 và 5 sao trên khu đất có diện tích 17.994m2 của khách sạn Công đoàn Sầm Sơn cũ. Thời gian thực hiện dự án là 50 năm.Báo chí thời điểm này phản ánh, LĐLĐ Thanh Hóa và công ty Lam Sơn thống nhất thành lập công ty TNHH Lam Sơn - Công đoàn Thanh Hóa, với số vốn điều lệ 240 tỉ đồng. Trong đó, LĐLĐ Thanh Hóa góp 76,8 tỉ đồng, chiếm 32% vốn điều lệ. Số vốn trên được tính bằng giá trị lợi thế đất kinh doanh, thương hiệu và tài sản trên đất gắn liền với quyền sử dụng 17.994m2 đất.Về phía đối tác của LĐLĐ Thanh Hóa, công ty Lam Sơn sẽ góp vốn bằng tiền mặt số tiền 163,2 tỉ đồng, chiếm 68% vốn điều lệ và nắm quyền kiểm soát dự án, với tư cách là “cổ đông kiểm soát” theo luật doanh nghiệp.Theo thỏa thuận hai bên và căn cứ luật doanh nghiệp, sau khi dự án hoàn thành đi vào kinh doanh, công ty Lam Sơn sẽ là đơn vị nắm quyền kiểm soát và trực tiếp quản lý, điều hành kinh doanh. Về phía LĐLĐ Thanh Hóa, với tư cách là thành viên góp vốn, sẽ được bố trí các nhân sự trước đây đã công tác ở khách sạn công đoàn Sầm Sơn cũ.Như vậy, LĐLĐ Thanh Hóa đã không còn “định đoạt” được với số vốn của mình trong liên doanh và “số phận” của số vốn này bây giờ hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng quản lý, điều hành của công ty Lam Sơn.Về việc xây dựng và hoạt động của dự án góp vốn, ngày 30/3/2022, ghi nhận của PV Báo Tri thức và Cuộc sống, dự án khách sạn Lam Sơn – Công đoàn Thanh Hóa tại số 2, đường Bà Triệu, TP. Sầm Sơn vẫn chưa được hoàn thiện. Công trình cơ bản mới được xây thô và nằm trong tình trạng "án binh bất động".Công trình khách sạn đã được quây tôn kín bên ngoài. Phía trong là hạng mục thô chưa được hoàn thiện. Vật liệu xây dựng và thiết bị vẫn nằm ngổn ngang chưa thấy dấu hiệu thi công trở lại.Hệ thống điện phục vụ thi công dự án cũng đã "ngủ đông".Cần trục tháp vẫn chưa được tháo mặc dù công trình đã xây xong phần nóc.Dự án nằm chờ hoàn thiện khi Sầm Sơn đang chuẩn bị bước vào mùa du lịch. Dư luận cho rằng dự án đang chậm tiến độ gây lãng phí tài nguyên đất và nguồn vốn đầu tư.Hệ thống rào chắn an toàn theo các tầng không được bảo đảm đầy đủ. Các rào lưới lan can các tầng cũng chỉ sơ sài.Ngày 5/5/2021, trong văn bản 2957/VPCP-CN, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã có ý kiến chỉ đạo về việc rà soát các cơ sở nhà khách, khách sạn, trung tâm nghỉ dưỡng, điều dưỡng của các Bộ, ngành, đơn vị, cơ quan Trung ương đang quản lý, sử dụng.Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa thấy công khai rộng rãi nội dung kiểm tra việc quản lý các cơ sở nhà khách, khách sạn của Liên đoàn Lao động Thanh Hóa của cơ quan chức năng.
Năm 2018, dư luận xôn xao khi Liên đoàn LĐ Thanh Hóa được Tổng Liên đoàn LĐVN ủy quyền, ký kết góp vốn đầu tư với công ty cổ phần Du lịch và Thương mại Lam Sơn để thực hiện dự án khách sạn Lam Sơn – Công đoàn Thanh Hóa (TP Sầm Sơn) với 2 tổ hợp khách sạn 3 và 5 sao trên khu đất có diện tích 17.994m2 của khách sạn Công đoàn Sầm Sơn cũ. Thời gian thực hiện dự án là 50 năm.
Báo chí thời điểm này phản ánh, LĐLĐ Thanh Hóa và công ty Lam Sơn thống nhất thành lập công ty TNHH Lam Sơn - Công đoàn Thanh Hóa, với số vốn điều lệ 240 tỉ đồng. Trong đó, LĐLĐ Thanh Hóa góp 76,8 tỉ đồng, chiếm 32% vốn điều lệ. Số vốn trên được tính bằng giá trị lợi thế đất kinh doanh, thương hiệu và tài sản trên đất gắn liền với quyền sử dụng 17.994m2 đất.
Về phía đối tác của LĐLĐ Thanh Hóa, công ty Lam Sơn sẽ góp vốn bằng tiền mặt số tiền 163,2 tỉ đồng, chiếm 68% vốn điều lệ và nắm quyền kiểm soát dự án, với tư cách là “cổ đông kiểm soát” theo luật doanh nghiệp.
Theo thỏa thuận hai bên và căn cứ luật doanh nghiệp, sau khi dự án hoàn thành đi vào kinh doanh, công ty Lam Sơn sẽ là đơn vị nắm quyền kiểm soát và trực tiếp quản lý, điều hành kinh doanh. Về phía LĐLĐ Thanh Hóa, với tư cách là thành viên góp vốn, sẽ được bố trí các nhân sự trước đây đã công tác ở khách sạn công đoàn Sầm Sơn cũ.
Như vậy, LĐLĐ Thanh Hóa đã không còn “định đoạt” được với số vốn của mình trong liên doanh và “số phận” của số vốn này bây giờ hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng quản lý, điều hành của công ty Lam Sơn.
Về việc xây dựng và hoạt động của dự án góp vốn, ngày 30/3/2022, ghi nhận của PV Báo Tri thức và Cuộc sống, dự án khách sạn Lam Sơn – Công đoàn Thanh Hóa tại số 2, đường Bà Triệu, TP. Sầm Sơn vẫn chưa được hoàn thiện. Công trình cơ bản mới được xây thô và nằm trong tình trạng "án binh bất động".
Công trình khách sạn đã được quây tôn kín bên ngoài. Phía trong là hạng mục thô chưa được hoàn thiện. Vật liệu xây dựng và thiết bị vẫn nằm ngổn ngang chưa thấy dấu hiệu thi công trở lại.
Hệ thống điện phục vụ thi công dự án cũng đã "ngủ đông".
Cần trục tháp vẫn chưa được tháo mặc dù công trình đã xây xong phần nóc.
Dự án nằm chờ hoàn thiện khi Sầm Sơn đang chuẩn bị bước vào mùa du lịch. Dư luận cho rằng dự án đang chậm tiến độ gây lãng phí tài nguyên đất và nguồn vốn đầu tư.
Hệ thống rào chắn an toàn theo các tầng không được bảo đảm đầy đủ. Các rào lưới lan can các tầng cũng chỉ sơ sài.
Ngày 5/5/2021, trong văn bản 2957/VPCP-CN, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã có ý kiến chỉ đạo về việc rà soát các cơ sở nhà khách, khách sạn, trung tâm nghỉ dưỡng, điều dưỡng của các Bộ, ngành, đơn vị, cơ quan Trung ương đang quản lý, sử dụng.
Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa thấy công khai rộng rãi nội dung kiểm tra việc quản lý các cơ sở nhà khách, khách sạn của Liên đoàn Lao động Thanh Hóa của cơ quan chức năng.