Nhà hát Lớn Hà Nội - 1A Tràng Tiền được xây dựng từ năm 1911. Trải qua hơn trăm năm, Nhà hát Lớn Hà Nội luôn được giới nghệ sĩ xem là “thánh đường nghệ thuật”. Nhà hát Kịch Việt Nam - số 1 Tràng Tiền, mỗi tháng vẫn duy trì sức hút với cả chục suất diễn, nhưng cũng chỉ có khả năng phục vụ tối đa gần 200 khách trong một buổi biểu diễn.NSND Trung Hiếu, Giám đốc Nhà hát Kịch Hà Nội từng chia sẻ, Nhà hát Kịch Hà Nội, ở 42 Tràng Tiền là vị trí rất đẹp, khu đất kim cương giữa trung tâm Thủ đô, vậy làm sao khán giả ít đến với mình như thế? Đứng diễn trên sân khấu mà cứ thấy khán giả vắng dần đi, đó là một nỗi đau, nỗi xót xa. Chúng tôi đã cùng nhau tìm ra rất nhiều các giải pháp và một trong số đó là từ lĩnh vực giáo dục. Nhà hát Múa rối Thăng Long - 57B Đinh Tiên Hoàng là đơn vị duy nhất sáng đèn suốt năm, có những thời điểm hằng ngày đều đặn 4-5 suất diễn. Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long - 31 Lương Văn Can không có rạp biểu diễn, chỉ là nơi dàn dựng tiết mục. Nhà hát Cải lương Chuông Vàng - 72 Hàng Bạc trước đây hoạt động cầm chừng, sau 5 năm đóng cửa sửa chữa, đã mở cửa trở lại vào năm 2022. Việc rạp tái hoạt động cũng được coi là một dấu mốc để các nghệ sĩ Nhà hát Cải lương Hà Nội đặt mình vào một tâm thế mới, phấn chấn hơn, quyết tâm hơn trong dàn dựng, biểu diễn. Rạp Hồng Hà (41 Đường Thành) trước đây cũng hoạt động cầm chừng, tiền thân là là rạp Olympia do nhà tư sản Vạn Xuân bỏ tiền xây vào năm 1936. Sau khi tiếp quản thủ đô năm 1954, rạp được sửa chữa xây dựng thành rạp Hồng Hà là nơi biểu diễn chính của Nhà hát Tuồng Việt Nam. Nhà hát Múa rối Việt Nam - 361 Trường Chinh - Trung tâm nghệ thuật múa rối lớn nhất cả nước với chức năng bảo tồn và phát triển nghệ thuật sân khấu truyền thống. Hiện Nhà hát có 3 sân khấu biểu diễn: 1 sân khấu biểu diễn rối cạn và 2 sân khấu biểu diễn múa rối nước (1 sân khấu trong rạp và một thủy đình). Nhà hát Chèo Việt Nam - 1 Giang Văn Minh được tu sửa vào năm 2018, có hơn 500 chỗ ngồi, ghế bọc nhung sang trọng. Tuy nhiên, rạp vẫn thưa vắng khách. Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam - 8 Huỳnh Thúc Kháng ra đời trong những năm kháng chiến gian khổ, Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam luôn xứng đáng là cánh chim đầu đàn của ngành ca múa nhạc dân tộc. Nhà hát Nhạc Vũ kịch Việt Nam - 11 Núi Trúc, trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam đã đạt được nhiều thành tích lớn trên các sân khấu trong nước, quốc tế và vinh dự được nhận giải thưởng của Nhà nước. Nhà hát Nghệ thuật Xiếc và Tạp kỹ Hà Nội - 25 Thái Thịnh là một công trình cũ, xập xệ cần nâng cấp, xây mới. Dù là nhà hát nhưng không có sân khấu, khán đài. Nhà hát Tuổi trẻ - 11 Ngô Thì Nhậm, là sân khấu Thủ đô thường xuyên ra mắt vở diễn mới phục vụ khán giả. Các chương trình ca, hài kịch, dân vũ đến nay vẫn là “thương hiệu” của Nhà hát Tuổi trẻ. Nhà hát Cải lương Việt Nam - 164 Hồng Mai được coi là đoàn nghệ thuật về cải lương hàng đầu phía Bắc, đang duy trì hoạt động khá tốt. Tuy nhiên do trụ sở của nhà hát Cải lương Việt Nam ở phố Hồng Mai chỉ có sân khấu rất bé, không đủ để biểu diễn, mỗi lần công diễn tác phẩm mới, đơn vị nghệ thuật này phải đi thuê rạp khác.Hiện nay, một số nhà hát thường xuyên để rạp đóng cửa, hoặc cho thuê địa điểm cho mục đích phi nghệ thuật, nhiều sân khấu vẫn đìu hiu, vắng khách vì cơ sở vật chất xuống cấp. Theo PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, Chủ tịch Hội đồng LLPBVHNT T.Ư, khi đề xuất xây dựng nhà hát điều đầu tiên cần quan tâm đến chức năng - nơi công diễn, biểu diễn, giới thiệu các tác phẩm văn học, nghệ thuật, phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hoá của người dân. Thực trạng đáng buồn là vừa thiếu, vừa thừa nhà hát. Ảnh: Nhà hát Chèo Hà Nội - 15 Nguyễn Đình Chiểu.>>> Mời độc giả xem thêm video Xôn xao việc Trấn Thành hành xử “kém” ở rạp chiếu phim:
Nhà hát Lớn Hà Nội - 1A Tràng Tiền được xây dựng từ năm 1911. Trải qua hơn trăm năm, Nhà hát Lớn Hà Nội luôn được giới nghệ sĩ xem là “thánh đường nghệ thuật”.
Nhà hát Kịch Việt Nam - số 1 Tràng Tiền, mỗi tháng vẫn duy trì sức hút với cả chục suất diễn, nhưng cũng chỉ có khả năng phục vụ tối đa gần 200 khách trong một buổi biểu diễn.
NSND Trung Hiếu, Giám đốc Nhà hát Kịch Hà Nội từng chia sẻ, Nhà hát Kịch Hà Nội, ở 42 Tràng Tiền là vị trí rất đẹp, khu đất kim cương giữa trung tâm Thủ đô, vậy làm sao khán giả ít đến với mình như thế? Đứng diễn trên sân khấu mà cứ thấy khán giả vắng dần đi, đó là một nỗi đau, nỗi xót xa. Chúng tôi đã cùng nhau tìm ra rất nhiều các giải pháp và một trong số đó là từ lĩnh vực giáo dục.
Nhà hát Múa rối Thăng Long - 57B Đinh Tiên Hoàng là đơn vị duy nhất sáng đèn suốt năm, có những thời điểm hằng ngày đều đặn 4-5 suất diễn.
Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long - 31 Lương Văn Can không có rạp biểu diễn, chỉ là nơi dàn dựng tiết mục.
Nhà hát Cải lương Chuông Vàng - 72 Hàng Bạc trước đây hoạt động cầm chừng, sau 5 năm đóng cửa sửa chữa, đã mở cửa trở lại vào năm 2022. Việc rạp tái hoạt động cũng được coi là một dấu mốc để các nghệ sĩ Nhà hát Cải lương Hà Nội đặt mình vào một tâm thế mới, phấn chấn hơn, quyết tâm hơn trong dàn dựng, biểu diễn.
Rạp Hồng Hà (41 Đường Thành) trước đây cũng hoạt động cầm chừng, tiền thân là là rạp Olympia do nhà tư sản Vạn Xuân bỏ tiền xây vào năm 1936. Sau khi tiếp quản thủ đô năm 1954, rạp được sửa chữa xây dựng thành rạp Hồng Hà là nơi biểu diễn chính của Nhà hát Tuồng Việt Nam.
Nhà hát Múa rối Việt Nam - 361 Trường Chinh - Trung tâm nghệ thuật múa rối lớn nhất cả nước với chức năng bảo tồn và phát triển nghệ thuật sân khấu truyền thống. Hiện Nhà hát có 3 sân khấu biểu diễn: 1 sân khấu biểu diễn rối cạn và 2 sân khấu biểu diễn múa rối nước (1 sân khấu trong rạp và một thủy đình).
Nhà hát Chèo Việt Nam - 1 Giang Văn Minh được tu sửa vào năm 2018, có hơn 500 chỗ ngồi, ghế bọc nhung sang trọng. Tuy nhiên, rạp vẫn thưa vắng khách.
Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam - 8 Huỳnh Thúc Kháng ra đời trong những năm kháng chiến gian khổ, Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam luôn xứng đáng là cánh chim đầu đàn của ngành ca múa nhạc dân tộc.
Nhà hát Nhạc Vũ kịch Việt Nam - 11 Núi Trúc, trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam đã đạt được nhiều thành tích lớn trên các sân khấu trong nước, quốc tế và vinh dự được nhận giải thưởng của Nhà nước.
Nhà hát Nghệ thuật Xiếc và Tạp kỹ Hà Nội - 25 Thái Thịnh là một công trình cũ, xập xệ cần nâng cấp, xây mới. Dù là nhà hát nhưng không có sân khấu, khán đài.
Nhà hát Tuổi trẻ - 11 Ngô Thì Nhậm, là sân khấu Thủ đô thường xuyên ra mắt vở diễn mới phục vụ khán giả. Các chương trình ca, hài kịch, dân vũ đến nay vẫn là “thương hiệu” của Nhà hát Tuổi trẻ.
Nhà hát Cải lương Việt Nam - 164 Hồng Mai được coi là đoàn nghệ thuật về cải lương hàng đầu phía Bắc, đang duy trì hoạt động khá tốt. Tuy nhiên do trụ sở của nhà hát Cải lương Việt Nam ở phố Hồng Mai chỉ có sân khấu rất bé, không đủ để biểu diễn, mỗi lần công diễn tác phẩm mới, đơn vị nghệ thuật này phải đi thuê rạp khác.
Hiện nay, một số nhà hát thường xuyên để rạp đóng cửa, hoặc cho thuê địa điểm cho mục đích phi nghệ thuật, nhiều sân khấu vẫn đìu hiu, vắng khách vì cơ sở vật chất xuống cấp. Theo PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, Chủ tịch Hội đồng LLPBVHNT T.Ư, khi đề xuất xây dựng nhà hát điều đầu tiên cần quan tâm đến chức năng - nơi công diễn, biểu diễn, giới thiệu các tác phẩm văn học, nghệ thuật, phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hoá của người dân. Thực trạng đáng buồn là vừa thiếu, vừa thừa nhà hát. Ảnh: Nhà hát Chèo Hà Nội - 15 Nguyễn Đình Chiểu.
>>> Mời độc giả xem thêm video Xôn xao việc Trấn Thành hành xử “kém” ở rạp chiếu phim: