Bộ trưởng GTVT: Đã câu kết thì không thể “lấy đá ghè chân mình”

Google News

Trả lời về trách nhiệm trong việc để các trung tâm đăng kiểm lộng hành, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng lý giải đã có sự câu kết làm vô hiệu hóa công tác thanh tra, kiểm tra.

Công tác kiểm tra, giám sát bị “vô hiệu hóa” do tham nhũng
Sáng 8/6, tiếp tục phiên chất vấn với Bộ trưởng Bộ GTVT, đại biểu Leo Thị Lịch (Bắc Giang) đã tranh luận với Tư lệnh ngành giao thông về sai phạm trong đăng kiểm. Theo bà, tất cả giải pháp do thiếu cán bộ đăng kiểm, Bộ trưởng nói chỉ cần đào tạo lãnh đạo cho các trung tâm đăng kiểm là xong nhưng việc đó chỉ giải quyết phần ngọn vấn đề. Nữ đại biểu tranh luận muốn làm rõ trách nhiệm quản lý nhà nước của các cơ quan.
 
Bo truong GTVT: Da cau ket thi khong the “lay da ghe chan minh”
 đại biểu Leo Thị Lịch (Bắc Giang) đã tranh luận với Tư lệnh ngành giao thông về sai phạm trong đăng kiểm. Ảnh: QH.
“Có phải khi xã hội hóa các trung tâm kiểm định cơ giới đã thiếu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước nên xã hội hóa đến mức mất kiểm soát, để các trung tâm đăng kiểm tự do lộng hành, như hàng ngàn xe hết niên hạn phải nộp biển số, đăng ký bị cấm lưu thông nhưng rồi vẫn được cấp giấy kiểm định, đưa vào sử dụng gây bao nhiêu hiểm họa?”, đại biểu Quốc hội Bắc Giang nêu vấn đề.
Bà Lịch đặt câu hỏi: Bộ trưởng có suy nghĩ gì về trách nhiệm quản lý nhà nước trong vấn đề này?
Bo truong GTVT: Da cau ket thi khong the “lay da ghe chan minh”-Hinh-2
 Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng trả lời chất vấn.
Trao đổi lại, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng chia sẻ nguyên nhân sai phạm của các trung tâm đăng kiểm do chưa phản ứng kịp thời với thay đổi của chính sách. Ông dẫn chứng Nghị định 139 của Chính phủ có quy hoạch mạng lưới đăng kiểm nhưng khi Luật Quy hoạch ra đời, các quy hoạch ngành không còn hiệu lực nên trung tâm đăng kiểm ở các địa phương nở rộ.
Chỉ 2 năm trung tâm đăng kiểm tăng lên 281, vượt cả quy hoạch mạng lưới đăng kiểm đến 2030. Khi các trung tâm đăng kiểm nở rộ sẽ dẫn tới việc cạnh tranh không lành mạnh rồi dẫn đến tiêu cực.
Việc nhiều xe hết niên hạn vẫn đưa vào sử dụng có liên quan đến yếu tố tham ô, tham nhũng, cấu kết, có cái trách nhiệm, đạo đức của các bộ phận từ lãnh đạo cấp phòng đến lãnh đạo Cục Đăng kiểm Việt Nam.
“Việc này đã vô hiệu hóa hiệu quả của công tác kiểm tra giám sát. bởi khi họ cấu kết với nhau, họ không thể “lấy đá ghè chân mình”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói.
Về giải pháp, ông Thắng cho biết, trong Nghị định 139 sửa đổi lần này đã yếu tố kiểm soát việc mở trung tâm đăng kiểm tại địa phương; cùng với việc phân quyền cấp phép mở dịch vụ đăng kiểm cho Sở GTVT các địa phương và siết chặt quy định liên quan kiểm soát công tác đăng kiểm.
Kiểm tra chỉ trên hồ sơ, trong khi sai phạm không ở hồ sơ
Cũng tranh luận về trách nhiệm quản lý nà nước, đại biểu Nguyễn Thành Nam (Phú Thọ) cho rằng, việc xác định trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Giao thông Vận tải và các chính quyền địa phương trong vấn đề này là rất quan trọng.
Bo truong GTVT: Da cau ket thi khong the “lay da ghe chan minh”-Hinh-3
Đại biểu Nguyễn Thành Nam (Phú Thọ).
Đại biểu đề nghị Bộ trưởng có những quy định cụ thể để tăng cường công tác thanh tra, giám sát, phát hiện kịp thời, phòng ngừa hiệu quả để không xảy ra tình trạng là hiện nay nhu cầu đăng kiểm tăng cao nhưng lại dễ bị lợi dụng.
Trả lời đại biểu, Tư lệnh ngành giao thông giải thích hoạt động đăng kiểm tương đối khép kín nên khi thanh tra vào kiểm tra chỉ trên hồ sơ; trong khi sai phạm, vi phạm không nằm trong hồ sơ; hồ sơ đẹp nhưng vẫn sai phạm.
Lý do là vì có lỗ hổng trong công nghệ thông tin khi kiểm tra phương tiện nhưng do bảo mật kém nên bị lợi dụng; các trung tâm đăng kiểm dùng phần mềm can thiệp làm thay đổi số liệu mà nếu nghiệp vụ thanh tra bình thường thì không thể phát hiện.
Theo ông Thắng, việc tiêu cực nhận tiền, tham ô, tham nhũng cũng ở ngoài nên khó khăn cho công tác thanh tra. Tuy nhiên, ông không phủ nhận thanh tra làm chưa hết trách nhiệm. Khi nhận nhiệm vụ, ông yêu cầu làm ngay 2 việc là thanh tra hệ thống đăng kiểm và thanh tra việc đào tạo cấp phép lái xe.
“Nhưng khi anh em về báo cáo có nội dung không làm được là chỉ kết luận có dấu hiệu sai phạm can thiệp hệ thống giám sát thời gian và quãng đường lái xe. Tôi không chịu và nói ông không làm tròn trách nhiệm. Nhiều vụ phức tạp Bộ Công an, Ủy ban Kiểm tra Trung ương làm được sao thanh tra không làm được?”, ông Thắng nói về yêu cầu tập trung lực lượng nên vừa qua đã bắt đầu làm có hiệu quả.
Thời gian tới, ông Thắng cho biết sẽ siết rất chặt các quy định liên quan. Nghị định 139 vừa được ban hành là điều kiện, cơ sở để thanh kiểm tra được quản lý tốt hơn, quy định rõ trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân.
Mời quý độc giả xem video: Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương) trao đổi với PV Tri thức và Cuộc sống bên hành lang Quốc hội về việc dùng điểm Văn xét tuyển ngành Y. Video do PV Tri thức và Cuộc sống thực hiện.

Mai Loan

>> xem thêm

Bình luận(0)