Bình Dương chi sai tiền hỗ trợ COVID-19, dân tiêu hết... thu hồi sao?

Google News

Qua rà soát cơ quan chức năng đã phát hiện việc hỗ trợ nhầm cho khoảng 22.000 người bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 xảy ra tại Bình Dương.

Mới đây, bà Nguyễn Ngọc Hằng, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB-XH tỉnh Bình Dương xác nhận các địa phương trong tỉnh đã chi nhầm tiền hỗ trợ COVID-19 cho trên 22.900 người với số tiền hàng tỷ đồng, buộc phải thu hồi.
Binh Duong chi sai tien ho tro COVID-19, dan tieu het... thu hoi sao?
Ảnh minh họa. 
Qua sự việc này dư luận cho rằng, những người dân có phải trả lại tiền không? sẽ thu hồi tiền bằng cách nào và trách nhiệm của chính quyền địa phương ra sao?
Trao đổi với PV Báo Tri thức và Cuộc sống, luật sư Hoàng Tùng, Trưởng Văn phòng luật sư Trung Hòa (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho biết, việc thực hiện chính sách hỗ trợ đối với người thuê trọ là trách nhiệm của chính quyền địa phương.
Để xảy ra việc chi tiền hỗ trợ COVID-19 sai cho người dân nêu trên đã thể hiện một phần năng lực làm việc của các cán bộ thực thi nhiệm vụ. Việc thu hồi số tiền chi nhầm và tiến hành rà soát lại là điều cần thiết và phải thực hiện nhanh chóng, kịp thời.
Binh Duong chi sai tien ho tro COVID-19, dan tieu het... thu hoi sao?-Hinh-2
Luật sư Hoàng Tùng, Trưởng Văn phòng luật sư Trung Hòa (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) 
Luật sư Tùng cho biết thêm, đối với những người dân đã được nhận hỗ trợ nhưng không thuộc tiêu chí được hưởng thì chính quyền địa phương có trách nhiệm rà soát, ra thông báo hoặc quyết định thu hồi về số tiền này. Đồng thời, lập danh sách cụ thể đối với những người bị thu hồi lại và thông báo đến tận từng người để thực hiện thu hồi sớm nhất.
Còn đối với những trường hợp cố tình không nộp lại tiền, cơ quan chức năng có thể ra văn bản hướng dẫn các biện pháp cưỡng chế để thu hồi ngân sách hoặc có thể tiến hành khởi kiện để đòi lại khoản tiền này.
Luật sư Tùng nói: "Trong vụ việc này, trách nhiệm lớn nhất thuộc về chính quyền địa phương, thuộc về cán bộ thực thi nhiệm vụ chi trả khoản tiền hỗ trợ COVID-19 cho người dân ở Bình Dương. Việc để ra sai xót lớn nêu trên cần phải được xử lý nghiêm khắc, trường hợp phát hiện có hành vi vi phạm, cần chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra để xác minh, xử lý hình sự nếu có".
Cũng trao đổi với PV, Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường - Trưởng Văn phòng luật sư Chính Pháp (Đoàn luật sư TP Hà Nội) chia sẻ, việc chi nhầm tiền hỗ trợ COVID-19 cho hơn 22.900 người như vậy là một sự việc nghiêm trọng, bởi vậy cơ quan chức năng sẽ vào cuộc xác minh làm rõ nguyên nhân sự việc để có hình thức xử lý phù hợp với quy định pháp luật.
Binh Duong chi sai tien ho tro COVID-19, dan tieu het... thu hoi sao?-Hinh-3
Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường - Trưởng Văn phòng luật sư Chính Pháp (Đoàn luật sư TP Hà Nội) 
"Cơ quan chức năng sẽ làm rõ nguyên nhân nào dẫn đến việc chuyển nhầm tiền hỗ trợ cho số người lớn như vậy để xem xét trách nhiệm pháp lý. Trong trường hợp lỗi của người có chức vụ quyền hạn trong việc lập danh sách, xét duyệt thì có thể bị xử lý kỷ luật, bị xử phạt hành chính hoặc có thể còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu hành vi được xác định là thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trường hợp có căn cứ cho thấy có người đã giả mạo thông tin, hồ sơ để lấy tiền từ ngân sách nhà nước thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tham ô tài sản hoặc các tội danh khác xâm phạm đến tài sản của nhà nước. Trong vụ việc này, dù là cố ý hay vô ý cũng phải xem xét trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc lập danh sách, xét duyệt các trường hợp thuộc diện hỗ trợ do ảnh hưởng bởi đại dịch" - luật sư Cường nói.
Luật sư Cường cho biết thêm, đối với những người dân nhận tiền không đúng đối tượng do khai báo không trung thực, cung cấp thông tin sai sự thật thì sẽ bị áp dụng các biện pháp hành chính để buộc thu hồi lại số tiền đó. Trường hợp người nhận tiền không có lỗi và cũng thuộc trường hợp khó khăn thì việc thu hồi lại số tiền đó là rất khó.
"Dịch bệnh làm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống kinh tế xã hội, ảnh hưởng rất lớn đến nhiều người, trong khi đó nguồn ngân sách hạn chế nên việc hỗ trợ cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh bị giới hạn trong những phạm vi, tiêu chuẩn nhất định. Việc hỗ trợ sai đối tượng gây thiệt hại đến tài sản của nhà nước, ảnh hưởng đến đời sống của nhiều người dân đang gặp khó khăn hơn.
Bởi vậy, cơ quan chức năng sẽ vận động những người đã nhận tiền không đúng đối tượng phải trả lại Tiền cho nhà nước đồng thời sẽ xem xét trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan. Trường hợp cố Ý làm sai lệch hồ sơ tài liệu để nhận tiền bồi thường hỗ trợ thì phải xử lý nghiêm, trong đó có thể áp dụng chế tài hình sự. Còn đối với cán bộ thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng thì cũng cần phải xử lý bằng chế tài nghiêm khắc" - luật sư Cường cho hay.
>>> Xem thêm video: Người lao động chuẩn bị nhận hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp

Nguồn: Truyền Hình Nhân Dân.

Gia Đạt

>> xem thêm

Bình luận(0)