Nhằm giảm tải lưu lượng, tạo sự thông thoáng cho xe buýt BRT, năm 2017, Sở GTVT Hà Nội đặt biển cấm xe máy vào các khung giờ cao điểm (6h-9h và 16h-19h30) tại cầu vượt Lê Văn Lương và Láng Hạ.Tuy nhiên, cho tới thời điểm hiện tại, mặc cho có biển báo cấm nhưng người tham gia giao thông vẫn không chấp hành. Theo ghi nhận của PV, vào 6h30 ngày 28/11 dù thời điểm này mật độ giao thông thoáng, nhưng nhiều xe máy vẫn cố tình đi lên cầu.Biển báo cấm xe máy lên cầu vượt rất rõ ràng.Tới 8h, lúc này mật độ giao thông dày hơn, lượng xe máy đi lên cầu cũng tăng theo, gây ùn tắc.Anh Nguyễn Ngọc Quang (quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội), ngày nào đi làm cũng di chuyển qua cùng đường này cho biết: "Lưu lượng phương tiện qua lại trên tuyến đường này vào giờ cao điểm khá đông. Do ý thức của người dân chưa cao nên dù có biển cấm họ vẫn đi lên cầu gây ùn tắc."Nhiều người nghĩ lên cầu để đi cho nhanh, tránh việc phải dừng đèn đỏ.Chuyên gia giao thông Phan Lê Bình cho biết: “Biển cấm là ngành giao thông cắm, nhưng lực lượng cảnh sát giao thông dường như không ủng hộ việc cấm này và không có động thái gì để kiểm soát. Như vậy là trống đánh xuôi, kèn thổi ngược thì chính sách không thể hiện được.”Ông Bình cho rằng, nếu có cảnh sát giao thông chặn hai đầu cầu, xử lý vi phạm thì sẽ chẳng có phương tiện nào dám đi lên cầu nữa.Không chỉ đi lên cầu vượt vào khung giờ cấm, nhiều người điều khiển xe máy còn lấn vào làn của xe bus BRT trước vào sau khi xuống cầu.>>> Mời độc giả xem thêm video 80% người vi phạm giao thông không đóng phạt nguội (Nguồn: VTV24)
Nhằm giảm tải lưu lượng, tạo sự thông thoáng cho xe buýt BRT, năm 2017, Sở GTVT Hà Nội đặt biển cấm xe máy vào các khung giờ cao điểm (6h-9h và 16h-19h30) tại cầu vượt Lê Văn Lương và Láng Hạ.
Tuy nhiên, cho tới thời điểm hiện tại, mặc cho có biển báo cấm nhưng người tham gia giao thông vẫn không chấp hành. Theo ghi nhận của PV, vào 6h30 ngày 28/11 dù thời điểm này mật độ giao thông thoáng, nhưng nhiều xe máy vẫn cố tình đi lên cầu.
Biển báo cấm xe máy lên cầu vượt rất rõ ràng.
Tới 8h, lúc này mật độ giao thông dày hơn, lượng xe máy đi lên cầu cũng tăng theo, gây ùn tắc.
Anh Nguyễn Ngọc Quang (quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội), ngày nào đi làm cũng di chuyển qua cùng đường này cho biết: "Lưu lượng phương tiện qua lại trên tuyến đường này vào giờ cao điểm khá đông. Do ý thức của người dân chưa cao nên dù có biển cấm họ vẫn đi lên cầu gây ùn tắc."
Nhiều người nghĩ lên cầu để đi cho nhanh, tránh việc phải dừng đèn đỏ.
Chuyên gia giao thông Phan Lê Bình cho biết: “Biển cấm là ngành giao thông cắm, nhưng lực lượng cảnh sát giao thông dường như không ủng hộ việc cấm này và không có động thái gì để kiểm soát. Như vậy là trống đánh xuôi, kèn thổi ngược thì chính sách không thể hiện được.”
Ông Bình cho rằng, nếu có cảnh sát giao thông chặn hai đầu cầu, xử lý vi phạm thì sẽ chẳng có phương tiện nào dám đi lên cầu nữa.
Không chỉ đi lên cầu vượt vào khung giờ cấm, nhiều người điều khiển xe máy còn lấn vào làn của xe bus BRT trước vào sau khi xuống cầu.
>>> Mời độc giả xem thêm video 80% người vi phạm giao thông không đóng phạt nguội (Nguồn: VTV24)