Thông tin từ Bộ Y tế ngày 24/3 cho biết, Việt Nam đã có nhiều ca xét nghiệm âm tính với Covid-19, trong đó có bệnh nhân thứ 17 Nguyễn Hồng Nhung (bệnh nhân Covid-19 đầu tiên của Hà Nội và là bệnh nhân đầu tiên của giai đoạn 2 của dịch tại Việt Nam) đã 3 lần âm tính với chủng virus này.
Dư luận đặt câu hỏi, với việc 3 lần âm tính Covid-19, bệnh nhân thứ 17 sắp ra viện và các cơ quan chức năng cần làm rõ trách nhiệm về việc bệnh nhân này đã khai gian dối trước đó.
Bệnh nhân thứ 17 Covid-19 là Nguyễn Hồng Nhung (26 tuổi, trú quán tại phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội). Bệnh nhân từng du lịch ở Anh và Ý, có qua Pháp, về nước ngày 2/3, đã vào viện ngày 5/3, được xác nhận dương tính Covid-19 vào tối 6/3.
Đáng chú ý, bệnh nhân Nguyễn Hồng Nhung đã được cho là khai báo gian dối, thiếu trung thực khi nhập cảnh về tình hình bệnh tình của mình và được cho là nguyên nhân lây lan nhiều người khác trên chuyến bay VN0054 và người thân của nữ bệnh nhân này.
|
Nữ bệnh nhân 17 Nguyễn Hồng Nhung đã 3 lần âm tính Covid-19. |
Trao đổi với PV Kiến Thức, luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho rằng, bệnh nhân 17 Nguyễn Hồng Nhung đã khai báo gian dối hành trình đi lại, bệnh tình bản thân và không thực hiện biện pháp cách ly y tế tập trung theo quy định.
Hành vi này dẫn đến nhiều người bị lây lan dịch bệnh, chủ yếu là những người thân trong gia đình. Bởi vậy, sau khi bệnh nhân này được điều trị khỏi bệnh, nữ bệnh nhân vẫn sẽ tiếp tục được cách ly một thời gian khoảng một tháng để theo dõi tình hình sức khoẻ... Khi hết thời hạn điều trị, sức khỏe trở lại ổn định và không có nguy cơ tái nhiễm, câu chuyện trách nhiệm pháp lý đối với bệnh nhân này cũng sẽ được đặt ra.
Theo Luật sư Cường, cơ quan chức năng sẽ làm rõ hành vi trốn tránh cách ly y tế tập trung bằng thủ đoạn khai báo gian dối lịch trình đi lại để xem xét xử phạt hành chính theo quy định tại điều 10 Nghị định 176/2013/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế với mức xử phạt có thể lên đến 10.000.000 đồng.
Ngoài ra, cơ quan chức năng cũng sẽ làm rõ nhận thức chủ quan của bệnh nhân này đối với việc có thể làm lây lan bệnh dịch cho người khác. Trong trường hợp chứng minh được lỗi cố ý làm lây lan dịch bệnh, có thể xem xét trách nhiệm hình sự.
Luật sư Đặng Văn Cường cho rằng, để xem xét trách nhiệm pháp lý, cơ quan chức năng cần làm rõ nữ bệnh nhân này có biết là mình có nguy cơ mắc bệnh hay không, nhận thức thế nào về loại bệnh dịch này, việc khai báo tại cửa khẩu Nội Bài là cố ý gian dối hay do lỗi của cán bộ nơi đây.
Nếu có căn cứ cho thấy, người phụ nữ này biết mình thuộc trường hợp phải cách ly y tế tập trung (có biểu hiện của bệnh lý do Covid-19 gây ra hoặc đi qua vùng dịch hoặc tiếp xúc trực tiếp với người mang bệnh...) nhưng cố tình khai báo gian dối để không thuộc một trong các trường hợp nêu trên nhằm trốn tránh việc cách ly y tế thì sẽ bị xử phạt hành chính.
|
Luật sư Đặng Văn Cường. |
Trong trường hợp cơ quan chức năng có căn cứ để chứng minh rằng người phụ nữ này đã cố ý thực hiện hành vi trốn tránh cách ly, bỏ mặc hậu quả bệnh dịch truyền nhiễm có thể lây lan ra cộng đồng thì khi đó có thể xem xét trách nhiệm hình sự.
Còn nếu kết quả xác minh điều tra của các cơ quan chức năng cho thấy vấn đề ở đây chỉ là nhận thức, bệnh dịch lây lan ra cộng đồng chỉ là lỗi vô ý (Vô ý do quá tự tin hoặc vô ý do cẩu thả: không nhận thức được hành vi của mình có thể làm lây lan ra cộng đồng hoặc có nhận thức được rằng mình có thể bị nhiễm bệnh, chủ động có những biện pháp bảo vệ cá nhân, tự tin rằng mình sẽ tránh được hành vi làm lây bệnh cho người khác tuy nhiên hậu quả vẫn xảy ra...) thì sẽ không xem xét trách nhiệm hình sự mà bệnh nhân này chỉ bị xử phạt hành chính.
>>> Mời độc giả xem thêm video Muôn vẻ câu View "Covid-19"