Nhờ sự dẫn đường của thượng úy Hà Đức Thiện (cựu chiến binh trung đoàn 4, Sư đoàn 337) phóng viên Zing.vn tìm được lối vào pháo đài Đồng Đăng (Lạng Sơn). Ông Thiện có mặt tại thị trấn Đồng Đăng trong những ngày quân Trung Quốc tấn công thị trấn vào tháng 2/1979.Ngày 17/2/1979, quân Trung Quốc nổ súng tấn công 6 tỉnh biên giới Việt Nam. Đồng Đăng nằm giáp biên nên nhanh chóng thất thủ trước hàng đoàn xe tăng và bộ binh địch. Cả thị trấn chỉ còn lại một pháo đài nằm trên ngọn đồi phía tây nam - nơi sau đó đã chứng kiến cuộc kháng cự đến hơi thở cuối cùng của quân dân thị trấn.Lối vào cửa tây pháo đài giống như một giếng trời dựng đứng, sâu hun hút. Các nấc thang sắt gắn vào vách giếng đã bị cắt bỏ. Thông tin về sơ đồ bên trong rất hạn chế. Một tài liệu cho biết pháo đài có 3 tầng ngầm nằm sâu dưới lòng đồi. Vào năm 2000, hơn 30 bộ hài cốt được tìm thấy ở tầng hầm đầu tiên. Đến nay vẫn chưa ai tiếp cận được tầng hầm thứ 3, nơi ước tính còn hàng trăm người nằm lại.Các cựu chiến binh và người dân địa phương dẫn phóng viên đến cửa pháo đài, nhưng không ai có khả năng vào sâu hơn. Đi cùng phóng viên là anh Hoàng Nam - người có nhiều kinh nghiệm khám phá các di tích bí ẩn.Một thanh niên địa phương ban đầu đi cùng cả nhóm. Nhưng khi thấy bậc thang hun hút dẫn xuống địa đạo tối đen, người này đã quay trở lại.Xương động vật rải rác lối đi tại tầng hầm thứ nhất. Đây là những con thú không may lọt xuống miệng hầm và không tìm được đường lên.Càng bước xuống sâu, mọi người càng cảm nhận rõ không khí lạnh lẽo và mùi rêu ẩm.Qua những bậc thang ẩm ướt của tầng hầm thứ nhất, cả nhóm gặp một ngã tư trung tâm ở tầng hầm thứ 2. Tại đây có các địa đạo dẫn vào những căn phòng rộng và liên thông sang 3 cửa còn lại của pháo đài.Các lỗ thông hơi nằm rải rác trong địa đạo, dẫn dưỡng khí từ nóc pháo đài xuống các gian hầm bên dưới.Dọc địa đạo xuất hiện nhiều lỗ châu mai. Đây là nơi đặt các họng súng phòng ngự của bộ đội Việt Nam trong tình huống địch xâm nhập vào pháo đài.Hệ thống điện từng được bố trí trên nóc hầm giúp con người có thể sinh hoạt tại đây trong thời gian dài nếu dự trữ lương thực đầy đủ.Sáng 17/2/1979, quân Trung Quốc sử dụng 3 quân đoàn, 160 thiết giáp và 350 pháo cơ giới tấn công qua biên giới Lạng Sơn. Thị trấn Đồng Đăng cùng với Bản Chắt (Đình Lập), Chi Ma, Ba Sơn (Lộc Bình), Tân Thanh, Tân Yên (Văn Lãng) là những nơi đầu tiên bị tấn công dữ dội.Ga Đồng Đăng khi đó có một đoàn tàu luôn trực sẵn, nếu địch tràn sang thì người dân sẽ lên tàu sơ tán về xuôi. Không ngờ, phía Trung Quốc đã cài cắm lực lượng vào thị trấn từ trước. Ga tàu nhanh chóng bị chiếm. Quân địch tràn vào Đồng Đăng. Hàng trăm người dân thị trấn dồn lên pháo đài trú ẩn. Chốt giữ pháo đài lúc đó là đại đội 42 thuộc trung đoàn 4, sư đoàn 3 và một đơn vị Công an vũ trang.Ngày 22/2/1979, sau 5 ngày bao vây, tấn công nhưng không xuyên thủng được pháo đài, lính Trung Quốc đặt bộc phá giật sập cửa hầm, dùng lựu đạn cay thả xuống các lỗ thông hơi và đổ xăng phóng hỏa. Hàng trăm dân thường và bộ đội đã hy sinh sau những hành vi dã man này.Lối xuống tầng hầm thứ 3 đã bị đất đá vùi kín kể từ tời điểm đó.Pháo đài Đồng Đăng được người Pháp xây dựng từ cuối thế kỷ XIX, ngay sau khi chiếm được Lạng Sơn. Năm 1940, cứ điểm này rơi vào tay phát xít Nhật rồi lại bị Pháp tái chiếm sau khi Nhật thất bại trong Chiến tranh Thế giới lần 2. Mãi đến năm 1950, người Việt mới giải phóng Đồng Đăng và tiếp quản pháo đài. Theo ông Nguyễn Văn Khuỳnh (nguyên chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự Lạng Sơn), đây là cứ điểm quan trọng mà đội quân nào cũng phải chiếm nếu muốn làm chủ Đồng Đăng. Các lỗ châu mai trên 4 góc pháo đài có thể chĩa đại liên bao quát 4 góc thị trấn.Trong cuộc chiến kéo dài chưa đầy nửa tháng đầu năm 1979, khoảng 19.000 quân Trung Quốc bị loại khỏi vòng chiến ở mặt trận Lạng Sơn. Quân địch phải rút về nước để không phải hứng chịu thêm tổn thất. Để lập nên chiến công này, Sư đoàn 3 Sao Vàng hy sinh và bị thương gần 1.500 người; Sư đoàn 337 hy sinh 650 người; Sư đoàn 338 hy sinh 260 người... 20 cá nhân và 14 đơn vị được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân.
Sự thật về cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược 1979. (Nguồn: VTC16)
Nhờ sự dẫn đường của thượng úy Hà Đức Thiện (cựu chiến binh trung đoàn 4, Sư đoàn 337) phóng viên Zing.vn tìm được lối vào pháo đài Đồng Đăng (Lạng Sơn). Ông Thiện có mặt tại thị trấn Đồng Đăng trong những ngày quân Trung Quốc tấn công thị trấn vào tháng 2/1979.
Ngày 17/2/1979, quân Trung Quốc nổ súng tấn công 6 tỉnh biên giới Việt Nam. Đồng Đăng nằm giáp biên nên nhanh chóng thất thủ trước hàng đoàn xe tăng và bộ binh địch. Cả thị trấn chỉ còn lại một pháo đài nằm trên ngọn đồi phía tây nam - nơi sau đó đã chứng kiến cuộc kháng cự đến hơi thở cuối cùng của quân dân thị trấn.
Lối vào cửa tây pháo đài giống như một giếng trời dựng đứng, sâu hun hút. Các nấc thang sắt gắn vào vách giếng đã bị cắt bỏ. Thông tin về sơ đồ bên trong rất hạn chế. Một tài liệu cho biết pháo đài có 3 tầng ngầm nằm sâu dưới lòng đồi. Vào năm 2000, hơn 30 bộ hài cốt được tìm thấy ở tầng hầm đầu tiên. Đến nay vẫn chưa ai tiếp cận được tầng hầm thứ 3, nơi ước tính còn hàng trăm người nằm lại.
Các cựu chiến binh và người dân địa phương dẫn phóng viên đến cửa pháo đài, nhưng không ai có khả năng vào sâu hơn. Đi cùng phóng viên là anh Hoàng Nam - người có nhiều kinh nghiệm khám phá các di tích bí ẩn.
Một thanh niên địa phương ban đầu đi cùng cả nhóm. Nhưng khi thấy bậc thang hun hút dẫn xuống địa đạo tối đen, người này đã quay trở lại.
Xương động vật rải rác lối đi tại tầng hầm thứ nhất. Đây là những con thú không may lọt xuống miệng hầm và không tìm được đường lên.
Càng bước xuống sâu, mọi người càng cảm nhận rõ không khí lạnh lẽo và mùi rêu ẩm.
Qua những bậc thang ẩm ướt của tầng hầm thứ nhất, cả nhóm gặp một ngã tư trung tâm ở tầng hầm thứ 2. Tại đây có các địa đạo dẫn vào những căn phòng rộng và liên thông sang 3 cửa còn lại của pháo đài.
Các lỗ thông hơi nằm rải rác trong địa đạo, dẫn dưỡng khí từ nóc pháo đài xuống các gian hầm bên dưới.
Dọc địa đạo xuất hiện nhiều lỗ châu mai. Đây là nơi đặt các họng súng phòng ngự của bộ đội Việt Nam trong tình huống địch xâm nhập vào pháo đài.
Hệ thống điện từng được bố trí trên nóc hầm giúp con người có thể sinh hoạt tại đây trong thời gian dài nếu dự trữ lương thực đầy đủ.
Sáng 17/2/1979, quân Trung Quốc sử dụng 3 quân đoàn, 160 thiết giáp và 350 pháo cơ giới tấn công qua biên giới Lạng Sơn. Thị trấn Đồng Đăng cùng với Bản Chắt (Đình Lập), Chi Ma, Ba Sơn (Lộc Bình), Tân Thanh, Tân Yên (Văn Lãng) là những nơi đầu tiên bị tấn công dữ dội.
Ga Đồng Đăng khi đó có một đoàn tàu luôn trực sẵn, nếu địch tràn sang thì người dân sẽ lên tàu sơ tán về xuôi. Không ngờ, phía Trung Quốc đã cài cắm lực lượng vào thị trấn từ trước. Ga tàu nhanh chóng bị chiếm. Quân địch tràn vào Đồng Đăng. Hàng trăm người dân thị trấn dồn lên pháo đài trú ẩn. Chốt giữ pháo đài lúc đó là đại đội 42 thuộc trung đoàn 4, sư đoàn 3 và một đơn vị Công an vũ trang.
Ngày 22/2/1979, sau 5 ngày bao vây, tấn công nhưng không xuyên thủng được pháo đài, lính Trung Quốc đặt bộc phá giật sập cửa hầm, dùng lựu đạn cay thả xuống các lỗ thông hơi và đổ xăng phóng hỏa. Hàng trăm dân thường và bộ đội đã hy sinh sau những hành vi dã man này.
Lối xuống tầng hầm thứ 3 đã bị đất đá vùi kín kể từ tời điểm đó.
Pháo đài Đồng Đăng được người Pháp xây dựng từ cuối thế kỷ XIX, ngay sau khi chiếm được Lạng Sơn. Năm 1940, cứ điểm này rơi vào tay phát xít Nhật rồi lại bị Pháp tái chiếm sau khi Nhật thất bại trong Chiến tranh Thế giới lần 2. Mãi đến năm 1950, người Việt mới giải phóng Đồng Đăng và tiếp quản pháo đài. Theo ông Nguyễn Văn Khuỳnh (nguyên chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự Lạng Sơn), đây là cứ điểm quan trọng mà đội quân nào cũng phải chiếm nếu muốn làm chủ Đồng Đăng. Các lỗ châu mai trên 4 góc pháo đài có thể chĩa đại liên bao quát 4 góc thị trấn.
Trong cuộc chiến kéo dài chưa đầy nửa tháng đầu năm 1979, khoảng 19.000 quân Trung Quốc bị loại khỏi vòng chiến ở mặt trận Lạng Sơn. Quân địch phải rút về nước để không phải hứng chịu thêm tổn thất. Để lập nên chiến công này, Sư đoàn 3 Sao Vàng hy sinh và bị thương gần 1.500 người; Sư đoàn 337 hy sinh 650 người; Sư đoàn 338 hy sinh 260 người... 20 cá nhân và 14 đơn vị được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân.
Sự thật về cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược 1979. (Nguồn: VTC16)