Mỗi ngày, khoa Cấp cứu chống độc (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh) đón khoảng 150 bệnh nhân đến chạy thận nhân tạo. Đây là nhóm bệnh nhân có nguy cơ cao bị lây nhiễm SARS-CoV-2 do hệ miễn dịch suy giảm mạnh.Đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh cho biết khi dịch Covid-19 bùng phát, bệnh viện thực hiện nghiêm biện pháp phòng dịch theo quy định 5K của Bộ Y tế."Các khoa Truyền nhiễm, Cấp cứu chống độc... có nguy cơ lây nhiễm cao, được yêu cầu hạn chế người ra vào, tiếp xúc và đảm bảo vệ sinh. Trước khi trở về nhà, bệnh nhân chạy thận phải được xét nghiệm nhanh nCoV", đại diện Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh cho hay.Bác sĩ Nguyễn Bá Trọng, Phó trưởng khoa Cấp cứu chống độc, cho biết dịch bệnh khiến việc đi lại, sinh hoạt của nhiều bệnh nhân gặp khó khăn. Các trường hợp đặc biệt, bệnh viện sẽ liên hệ đội xe 0 đồng chở họ về tận nhà hoặc sắp xếp chỗ ăn nghỉ tại phòng trống của bệnh viện."Do dịch, xe buýt dừng chạy, các con tôi phải chạy xe máy gần 50 km xuống đến chốt kiểm soát để tôi thuê xe ôm vào viện. Hàng quán đóng cửa, tôi ăn tạm bánh mì đến khi chạy thận xong lại về", bà Nguyễn Thị Thông (75 tuổi, trú xã Phúc Đồng, huyện Hương Khê) chia sẻ.Mỗi tuần, các bệnh nhân chạy thận nhân tạo 3 lần, mỗi chu trình chạy khoảng 4 giờ, chưa kể thời gian vệ sinh giữa ca nên nhiều bệnh nhân mệt mỏi.Nhiều bệnh nhân chạy thận liên tục hàng năm khiến các vết tiêm ở tay sưng lớn.Ông Nguyễn Văn Dần (61 tuổi, trú huyện Hương Sơn) kể 4 năm qua ông phải thuê phòng trọ ở gần bệnh viện để đưa vợ đi chạy thận nhận tạo. "Giữa lúc dịch bệnh, ai cũng lo lắng", ông trầm tư.Sau mỗi lần chạy thận xong, nhân viên y tế rửa quả lọc bằng dung dịch trước khi sử dụng cho bệnh nhân kế tiếp.Hôm 8/6, Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh tạm dừng hoạt động, phong tỏa tạm thời khi ghi nhận ca mắc Covid-19 là nhân viên tại đây. Sau khi khoanh vùng, truy vết người liên quan ca nhiễm, bệnh viện mở cửa trở lại nhưng chỉ khám cấp cứu và điều trị bệnh nhân nội trú.Hiện, mỗi khoa, phòng của bệnh viện, đội ngũ y tế luôn túc trực để lấy mẫu sàng lọc xét nghiệm SARS-CoV-2 khi cần.Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh có quy mô trên 40 khoa, phòng với hơn 800 cán bộ, nhân viện. Hiện, bệnh viện điều trị 227 bệnh nhân nội trú, hơn 120 bệnh nhân trước đó xuất viện đã được đội xe vận chuyển cấp cứu 0 đồng đưa về nhà để đảm bảo phòng, chống dịch Covid-19.Vị trí Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh. Ảnh: Google Maps.
Mỗi ngày, khoa Cấp cứu chống độc (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh) đón khoảng 150 bệnh nhân đến chạy thận nhân tạo. Đây là nhóm bệnh nhân có nguy cơ cao bị lây nhiễm SARS-CoV-2 do hệ miễn dịch suy giảm mạnh.
Đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh cho biết khi dịch Covid-19 bùng phát, bệnh viện thực hiện nghiêm biện pháp phòng dịch theo quy định 5K của Bộ Y tế.
"Các khoa Truyền nhiễm, Cấp cứu chống độc... có nguy cơ lây nhiễm cao, được yêu cầu hạn chế người ra vào, tiếp xúc và đảm bảo vệ sinh. Trước khi trở về nhà, bệnh nhân chạy thận phải được xét nghiệm nhanh nCoV", đại diện Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh cho hay.
Bác sĩ Nguyễn Bá Trọng, Phó trưởng khoa Cấp cứu chống độc, cho biết dịch bệnh khiến việc đi lại, sinh hoạt của nhiều bệnh nhân gặp khó khăn. Các trường hợp đặc biệt, bệnh viện sẽ liên hệ đội xe 0 đồng chở họ về tận nhà hoặc sắp xếp chỗ ăn nghỉ tại phòng trống của bệnh viện.
"Do dịch, xe buýt dừng chạy, các con tôi phải chạy xe máy gần 50 km xuống đến chốt kiểm soát để tôi thuê xe ôm vào viện. Hàng quán đóng cửa, tôi ăn tạm bánh mì đến khi chạy thận xong lại về", bà Nguyễn Thị Thông (75 tuổi, trú xã Phúc Đồng, huyện Hương Khê) chia sẻ.
Mỗi tuần, các bệnh nhân chạy thận nhân tạo 3 lần, mỗi chu trình chạy khoảng 4 giờ, chưa kể thời gian vệ sinh giữa ca nên nhiều bệnh nhân mệt mỏi.
Nhiều bệnh nhân chạy thận liên tục hàng năm khiến các vết tiêm ở tay sưng lớn.
Ông Nguyễn Văn Dần (61 tuổi, trú huyện Hương Sơn) kể 4 năm qua ông phải thuê phòng trọ ở gần bệnh viện để đưa vợ đi chạy thận nhận tạo. "Giữa lúc dịch bệnh, ai cũng lo lắng", ông trầm tư.
Sau mỗi lần chạy thận xong, nhân viên y tế rửa quả lọc bằng dung dịch trước khi sử dụng cho bệnh nhân kế tiếp.
Hôm 8/6, Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh tạm dừng hoạt động, phong tỏa tạm thời khi ghi nhận ca mắc Covid-19 là nhân viên tại đây. Sau khi khoanh vùng, truy vết người liên quan ca nhiễm, bệnh viện mở cửa trở lại nhưng chỉ khám cấp cứu và điều trị bệnh nhân nội trú.
Hiện, mỗi khoa, phòng của bệnh viện, đội ngũ y tế luôn túc trực để lấy mẫu sàng lọc xét nghiệm SARS-CoV-2 khi cần.
Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh có quy mô trên 40 khoa, phòng với hơn 800 cán bộ, nhân viện. Hiện, bệnh viện điều trị 227 bệnh nhân nội trú, hơn 120 bệnh nhân trước đó xuất viện đã được đội xe vận chuyển cấp cứu 0 đồng đưa về nhà để đảm bảo phòng, chống dịch Covid-19.
Vị trí Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh. Ảnh: Google Maps.