Gần 20 năm qua, người dân phía Đông TP HCM (quận 2, 9, Thủ Đức) và vùng giáp ranh các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai… đã quá quen thuộc với trụ sở Trung tâm Văn hóa quận Thủ Đức nằm ở khu đất rộng lớn, “đắc địa” bậc nhất khu vực trên đường Võ Văn Ngân (phường Linh Chiểu, quận Thủ Đức).Tuy nhiên, ít ai biết rằng, tại Trung tâm Văn hóa này từng có một nhà hát đẳng cấp, quy mô không kém Nhà hát Hòa Bình, Nhà hát Bến Thành…ở các quận trung tâm. Đó là Nhà hát Nhân dân Thủ Đức, quy mô hơn 1.000 chỗ ngồi, tọa lạc giữa trung tâm Trung tâm Văn hóa quận.Theo bà Nguyễn Thị Hằng, nguyên giám đốc Nhà văn hóa huyện Thủ Đức từ năm 1977 đến 1984 (nay là quận Thủ Đức), Nhà hát được xây dựng trong khoảng cuối thập niên 1980, và đến nay cũng đã gần 30 năm.Trong khi đó, ông Võ Văn Tỷ, người từng đảm nhiệm chức vụ giám đốc Nhà hát Nhân dân Thủ Đức vào năm 1990 (nay ông Tỷ đã chuyển công tác khác) cho biết, nhà hát này được xây dựng khoảng thời gian trước năm 1990, quy mô hơn 1.000 chỗ ngồi. "Tôi là giám đốc Nhà hát này vào năm 1990. Đến đầu tháng 7/1991 thì Nhà hát này được sáp nhập vào Nhà văn hóa, trở thành Trung tâm Văn hóa quận Thủ Đức cho đến ngày nay”, ông Tỷ thông tin.Ông Tỷ khẳng định, Nhà hát Nhân dân Thủ Đức thời điểm năm 1990 chỉ ra lỗi thiết kế nghiêm trọng nhất là không gian Nhà hát quá rộng lớn, không thể lắp đặt máy điều hòa và thực tế gần 30 năm qua nhà hát này vẫn giữ nguyên hiện trạng như thiết kế.Gần 30 năm qua, Nhà hát chỉ sử dụng quạt điện trong hoạt động các chương trình khiến không khí vô cùng ngột ngạt, nóng bức. Do hoạt động không hiệu quả và trải qua thời gian dài, hiện trạng Nhà hát đang xuống cấp. Thỉnh thoảng nơi đây chỉ tổ chức vài chương trình nhưng không xứng tầm với Nhà hát có quy mô rộng lớn, hàng nghìn chỗ ngồi."Với thời tiết nóng bức quanh năm ở TP.HCM, không hiểu sao người ta lại thiết kế, xây dựng Nhà hát Thủ Đức có quy mô hàng nghìn chỗ nhưng hoàn toàn không có máy điều hòa. Không khí bên trọng quá nóng bức, ngột ngạt, thưởng thức nghệ thuật mà mồ hôi dầm dề, quạt máy thổi phà phà thì làm sao thưởng thức. Vì vậy mà nhà hát ít hoạt động, mà có hoạt động cũng rất vắng khán giả.”, ông Lê Ngọc Dũng, người dân địa phương chia sẻ.
Cảnh xuống cấp bên trong Nhà hát Nhân dân Thủ Đức.Phía sau hậu đài Nhà hát đồ đạc chất ngổn ngang.Tiền sảnh phía dưới Nhà hát được đánh giá thoáng mát và thực tế nơi đây thường xuyên diễn ra các hoạt động văn hóa, văn nghệ.Sân khấu dã chiến dưới tiền sảnh Nhà hát luôn "sáng đèn" dù không có ghế ngồi. Trong khi bên trên, sân khấu hoành tráng, hàng nghìn ghế ngồi thì luôn trong tình trạng "hẩn hiu".Thậm chí, vào năm 2017 dịp kỷ niệm 40 năm thành lập, Trung tâm Văn hóa quận Thủ Đức đã tổ chức chương trình kỷ niệm ngay sảnh dưới Nhà hát. "Làm sao tổ chức bên trong Nhà hát được vì ở đó nóng bức ai mà chịu nổi", một nhân viên Nhà hát nói.
Gần 20 năm qua, người dân phía Đông TP HCM (quận 2, 9, Thủ Đức) và vùng giáp ranh các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai… đã quá quen thuộc với trụ sở Trung tâm Văn hóa quận Thủ Đức nằm ở khu đất rộng lớn, “đắc địa” bậc nhất khu vực trên đường Võ Văn Ngân (phường Linh Chiểu, quận Thủ Đức).
Tuy nhiên, ít ai biết rằng, tại Trung tâm Văn hóa này từng có một nhà hát đẳng cấp, quy mô không kém Nhà hát Hòa Bình, Nhà hát Bến Thành…ở các quận trung tâm. Đó là Nhà hát Nhân dân Thủ Đức, quy mô hơn 1.000 chỗ ngồi, tọa lạc giữa trung tâm Trung tâm Văn hóa quận.
Theo bà Nguyễn Thị Hằng, nguyên giám đốc Nhà văn hóa huyện Thủ Đức từ năm 1977 đến 1984 (nay là quận Thủ Đức), Nhà hát được xây dựng trong khoảng cuối thập niên 1980, và đến nay cũng đã gần 30 năm.
Trong khi đó, ông Võ Văn Tỷ, người từng đảm nhiệm chức vụ giám đốc Nhà hát Nhân dân Thủ Đức vào năm 1990 (nay ông Tỷ đã chuyển công tác khác) cho biết, nhà hát này được xây dựng khoảng thời gian trước năm 1990, quy mô hơn 1.000 chỗ ngồi.
"Tôi là giám đốc Nhà hát này vào năm 1990. Đến đầu tháng 7/1991 thì Nhà hát này được sáp nhập vào Nhà văn hóa, trở thành Trung tâm Văn hóa quận Thủ Đức cho đến ngày nay”, ông Tỷ thông tin.
Ông Tỷ khẳng định, Nhà hát Nhân dân Thủ Đức thời điểm năm 1990 chỉ ra lỗi thiết kế nghiêm trọng nhất là không gian Nhà hát quá rộng lớn, không thể lắp đặt máy điều hòa và thực tế gần 30 năm qua nhà hát này vẫn giữ nguyên hiện trạng như thiết kế.
Gần 30 năm qua, Nhà hát chỉ sử dụng quạt điện trong hoạt động các chương trình khiến không khí vô cùng ngột ngạt, nóng bức. Do hoạt động không hiệu quả và trải qua thời gian dài, hiện trạng Nhà hát đang xuống cấp. Thỉnh thoảng nơi đây chỉ tổ chức vài chương trình nhưng không xứng tầm với Nhà hát có quy mô rộng lớn, hàng nghìn chỗ ngồi.
"Với thời tiết nóng bức quanh năm ở TP.HCM, không hiểu sao người ta lại thiết kế, xây dựng Nhà hát Thủ Đức có quy mô hàng nghìn chỗ nhưng hoàn toàn không có máy điều hòa. Không khí bên trọng quá nóng bức, ngột ngạt, thưởng thức nghệ thuật mà mồ hôi dầm dề, quạt máy thổi phà phà thì làm sao thưởng thức. Vì vậy mà nhà hát ít hoạt động, mà có hoạt động cũng rất vắng khán giả.”, ông Lê Ngọc Dũng, người dân địa phương chia sẻ.
Cảnh xuống cấp bên trong Nhà hát Nhân dân Thủ Đức.
Phía sau hậu đài Nhà hát đồ đạc chất ngổn ngang.
Tiền sảnh phía dưới Nhà hát được đánh giá thoáng mát và thực tế nơi đây thường xuyên diễn ra các hoạt động văn hóa, văn nghệ.
Sân khấu dã chiến dưới tiền sảnh Nhà hát luôn "sáng đèn" dù không có ghế ngồi. Trong khi bên trên, sân khấu hoành tráng, hàng nghìn ghế ngồi thì luôn trong tình trạng "hẩn hiu".
Thậm chí, vào năm 2017 dịp kỷ niệm 40 năm thành lập, Trung tâm Văn hóa quận Thủ Đức đã tổ chức chương trình kỷ niệm ngay sảnh dưới Nhà hát. "Làm sao tổ chức bên trong Nhà hát được vì ở đó nóng bức ai mà chịu nổi", một nhân viên Nhà hát nói.