Bài học kinh điển vụ 'hiệp sĩ' bắt cướp nhầm

Google News

Lời khai nhận tội ban đầu cùng các cáo buộc của cơ quan tố tụng thì chiếc bóp có dây đeo, trong khi thực tế chiếc bóp của người được cho là bị hại thì không hề có dây.

Vụ án nêu trên thường được dân hành nghề luật đem ra luận bàn, rút kinh nghiệm. Với cơ quan tố tụng thì bài học kinh nghiệm rút ra là: Việc điều tra, truy tố phải xem xét cẩn thận, khách quan và toàn diện, tránh bỏ lọt chi tiết dù nhỏ nhặt nhất của vụ án.
Chi tiết nhỏ trong vụ án này chính là đặc điểm của cái bóp (ví). Lời khai nhận tội ban đầu cùng các cáo buộc của cơ quan tố tụng thì chiếc bóp có dây đeo, trong khi thực tế chiếc bóp của người được cho là bị hại thì không hề có dây. Đây chính là một trong những chứng cứ sống động, thuyết phục để cơ quan điều tra không thể buộc tội được Phạm Lương Phát Minh. Và nhờ vậy Minh được đình chỉ điều tra và minh oan.
Bai hoc kinh dien vu 'hiep si' bat cuop nham
Nếu Phạm Lương Phát Minh từ chối quyền được phục hồi danh dự thì trách nhiệm của người làm oan cũng không thể được loại trừ. Ảnh: PL 
Vụ án khởi sự từ tối 30-8-2015 khi Minh cùng một người bạn tên Diệp Diệu Vinh đang đi trên đường Đông Hồ, phường 8, quận Tân Bình. Lúc này có một nhóm “hiệp sĩ” yêu cầu cả hai dừng xe và ngay lập tức Vinh và Minh bị trói tay lại. Khi về công an phường, Minh mới biết mình bị bắt vì tình nghi cướp giật tài sản là cái bóp của một người đi đường.
Minh trình bày với công an rằng trên đường, xe của Vinh chạy cùng chiều với một xe Nouvo, bất ngờ xe Nouvo rẽ trái mà không bật đèn xi nhan, V inh điều khiển xe lách qua. Minh ngồi sau, theo phản xạ để giữ thăng bằng nên tay phải bám vào baga sau của xe Nouvo. Minh nói Minh không trộm cắp của ai nhưng không ai tin. Riêng Vinh, người đi chung với Minh thì được thả ngay từ đầu.
“Sau đó em được chuyển về công an quận. Điều tra viên hỏi em những câu mà em không biết trả lời: Ai là người rủ đi cướp giật? Ai là người thấy tài sản? Ai là người thực hiện hành vi? Em trả lời không thấy, không biết và không thực hiện nhưng điều tra viên không chấp nhận câu trả lời của em. Buổi làm việc diễn ra khá lâu và em khóc rất nhiều vì không biết làm cách nào để chứng minh mình vô tội. Lúc này em chỉ muốn được gặp ba mẹ và được về nhà thôi. Em được hứa là nếu nhận tội sẽ được gặp ba mẹ, sẽ được xử nhẹ, xử án treo nên em ghi theo. Lời khai nhận tội đó ghi là em giật bóp không được do vướng dây vào xe” - Minh kể.
Có được lời khai nhận tội của Minh cùng lời khai của những “hiệp sĩ” cho rằng trực tiếp nhìn thấy Minh giật cái bóp nhưng vướng dây nên giật hụt, CQĐT và VKS thống nhất khởi tố rồi truy tố. T AND quận Tân Bình năm lần bảy lượt đưa vụ án ra xét xử nhưng đều không kết tội được.
“Trong thời gian đợi ra tòa, em nghĩ nếu nhận tội như vậy thì sau này mọi người trong gia đình và bạn bè sẽ không tin tưởng mình nữa nên khi ra tòa em đã không khai như lời khai mà điều tra viên đọc cho em ghi. Em chỉ khai nhận sự thật lúc đó là em không hề giật đồ của ai hết. Sau này điều tra bổ sung, trưng cầu vật chứng thì mới biết cái bóp đó không có dây. Chị bị hại và người chở chị cùng xác nhận với công an là trước và sau sự việc, chiếc bóp vẫn trong hộc xe” - Minh kể.
Người phụ nữ bị hại cũng khẳng định rằng chị “không la cướp, không bị mất gì”, cái bóp của chị không có dây chứ không phải là “Minh không giật được là do vướng dây vào xe”.
Theo Phương Loan/PLO

>> xem thêm

Bình luận(0)