Khoảng một tuần nay, những người bán đào Tết, quất, mai cảnh Tết trên đường Lạc Long Quân (Hà Nội) phải thay nhau thức để trông coi, đề phòng mất cắp.Nhiều người trông đào Tết xuyên đêm. Mỗi điểm bán hàng thường có ít nhất 2 người, một ngủ, một thức. Họ sẽ đổi ca ngủ cho nhau sau khoảng 3-4 tiếng.Các chủ hàng thường huy động người nhà ra trông coi. Nếu không, họ sẽ phải thuê người với giá khoảng 300.000-400.000 đồng một ngày đêm.Anh Hoàng, một chủ hàng ở Hưng Yên, cho biết mấy ngày đầu anh chủ quan ngủ say không trông coi. Sau khi bị mất một chậu mai, anh không dám chợp mắt nữa.Anh Mến ở ngã tư Canh (Hà Nội) cho biết đã gần như thức trắng 9 đêm nay để trông hàng. “Tôi chăm bón cả năm mới được 56 cây bưởi cảnh, mỗi cây khoảng 8-10 triệu đồng. Nhỡ ngủ quên mà bị khiêng mất một cây thôi thì tiếc lắm”, anh Mến chia sẻ.Để bảo vệ cho tài sản của mình, các chủ hàng nghĩ ra đủ cách như quây bạt, khoá hay buộc những gốc đào Tết vào nhau.Để bảo vệ cho tài sản của mình, các chủ hàng nghĩ ra đủ cách như quây bạt, khoá hay buộc những gốc đào vào nhau.Nhóm bạn đồng hương Thái Bình góp tiền kinh doanh quất cảnh. Đêm đến, họ đốt lửa sưởi ấm để xua đi cái lạnh 14 độ C.Không chỉ ngồi trông, các chủ hàng, người làm thuê còn phải tranh thủ bốc dỡ những cành đào rừng để chuẩn bị cho ngày hôm sau.Đôi bàn tay thoăn thoắt dỡ dây buộc ra khỏi cành đào. Với vài chục cành như thế này, công việc có thể kéo dài vài tiếng.Không chỉ những người bán hàng chuyên nghiệp, anh Nguyễn Thành Hưng, một người chơi đào tuyết Sa Pa, cũng đỗ ôtô tại đây để bán một cành đào cổ thụ. Anh cho biết đã phải mất một ngày chạy xe từ Sơn La về Hà Nội để mua về. Tuy nhiên, cành đào quá lớn không để vừa trong phòng khách, nhà lại không có sân vườn nên anh phải bán đi.
Khoảng một tuần nay, những người bán đào Tết, quất, mai cảnh Tết trên đường Lạc Long Quân (Hà Nội) phải thay nhau thức để trông coi, đề phòng mất cắp.
Nhiều người trông đào Tết xuyên đêm. Mỗi điểm bán hàng thường có ít nhất 2 người, một ngủ, một thức. Họ sẽ đổi ca ngủ cho nhau sau khoảng 3-4 tiếng.
Các chủ hàng thường huy động người nhà ra trông coi. Nếu không, họ sẽ phải thuê người với giá khoảng 300.000-400.000 đồng một ngày đêm.
Anh Hoàng, một chủ hàng ở Hưng Yên, cho biết mấy ngày đầu anh chủ quan ngủ say không trông coi. Sau khi bị mất một chậu mai, anh không dám chợp mắt nữa.
Anh Mến ở ngã tư Canh (Hà Nội) cho biết đã gần như thức trắng 9 đêm nay để trông hàng. “Tôi chăm bón cả năm mới được 56 cây bưởi cảnh, mỗi cây khoảng 8-10 triệu đồng. Nhỡ ngủ quên mà bị khiêng mất một cây thôi thì tiếc lắm”, anh Mến chia sẻ.
Để bảo vệ cho tài sản của mình, các chủ hàng nghĩ ra đủ cách như quây bạt, khoá hay buộc những gốc đào Tết vào nhau.
Để bảo vệ cho tài sản của mình, các chủ hàng nghĩ ra đủ cách như quây bạt, khoá hay buộc những gốc đào vào nhau.
Nhóm bạn đồng hương Thái Bình góp tiền kinh doanh quất cảnh. Đêm đến, họ đốt lửa sưởi ấm để xua đi cái lạnh 14 độ C.
Không chỉ ngồi trông, các chủ hàng, người làm thuê còn phải tranh thủ bốc dỡ những cành đào rừng để chuẩn bị cho ngày hôm sau.
Đôi bàn tay thoăn thoắt dỡ dây buộc ra khỏi cành đào. Với vài chục cành như thế này, công việc có thể kéo dài vài tiếng.
Không chỉ những người bán hàng chuyên nghiệp, anh Nguyễn Thành Hưng, một người chơi đào tuyết Sa Pa, cũng đỗ ôtô tại đây để bán một cành đào cổ thụ. Anh cho biết đã phải mất một ngày chạy xe từ Sơn La về Hà Nội để mua về. Tuy nhiên, cành đào quá lớn không để vừa trong phòng khách, nhà lại không có sân vườn nên anh phải bán đi.