Chỉ còn hơn một tuần nữa là đến Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017.Tại thời điểm này, nhiều người dân Sa Pa, Lào Cai đang nhộn nhịp đưa những cánh đào rừng từ vùng cao xuống phố, về xuôi, góp thêm hương sắc cho ngày Tết.Dọc tuyến Quốc lộ 4D từ thành phố Lào Cai đi thị trấn du lịch Sa Pa, trong tiết trời cuối đông se lạnh, đào rừng Sa Pa với đủ hình dáng được bà con địa phương tấp nập bày bán.Tùy theo hình dáng, độ lớn của tán cành, độ dày của nụ hoa và độ cổ kính, rêu mốc của thân, gốc đào mà người bán quyết định ra giá.Giá bán trung bình mỗi cành, gốc đào tại đây dao động từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng.Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, đào rừng Sa Pa năm nay được đánh giá ít nụ nhưng nhiều cành, giá cả không quá đắt đỏ.Giống như mọi năm, rất đông người dân địa phương và du khách, cùng các chủ buôn chọn lựa mua về.Nhiều đào Tết đẹp được vận chuyển cả về các thành phố miền xuôi, nhất là Hà Nội, Hải Phòng.Để bảo vệ và giữ gìn nguồn đào rừng tự nhiên, người dân Sa Pa khai thác có chọn lọc, thực hiện cắt tỉa cành, hạn chế đào cả cây mang bán.Hàng năm sau khi khai thác, người dân tận dụng trồng mới đào trên những vùng đất trống, sườn núi dốc.
Chỉ còn hơn một tuần nữa là đến Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017.
Tại thời điểm này, nhiều người dân Sa Pa, Lào Cai đang nhộn nhịp đưa những cánh đào rừng từ vùng cao xuống phố, về xuôi, góp thêm hương sắc cho ngày Tết.
Dọc tuyến Quốc lộ 4D từ thành phố Lào Cai đi thị trấn du lịch Sa Pa, trong tiết trời cuối đông se lạnh, đào rừng Sa Pa với đủ hình dáng được bà con địa phương tấp nập bày bán.
Tùy theo hình dáng, độ lớn của tán cành, độ dày của nụ hoa và độ cổ kính, rêu mốc của thân, gốc đào mà người bán quyết định ra giá.
Giá bán trung bình mỗi cành, gốc đào tại đây dao động từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng.
Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, đào rừng Sa Pa năm nay được đánh giá ít nụ nhưng nhiều cành, giá cả không quá đắt đỏ.
Giống như mọi năm, rất đông người dân địa phương và du khách, cùng các chủ buôn chọn lựa mua về.
Nhiều đào Tết đẹp được vận chuyển cả về các thành phố miền xuôi, nhất là Hà Nội, Hải Phòng.
Để bảo vệ và giữ gìn nguồn đào rừng tự nhiên, người dân Sa Pa khai thác có chọn lọc, thực hiện cắt tỉa cành, hạn chế đào cả cây mang bán.
Hàng năm sau khi khai thác, người dân tận dụng trồng mới đào trên những vùng đất trống, sườn núi dốc.