Ông Nguyễn Văn Chúc (tên thường gọi là Ba Chúc, 59 tuổi) sống gần trọn đời người lênh đênh trên sông nước. Nhiều năm qua ông đã cứu sống hàng trăm mạng người khi họ nhảy cầu tự tử. Trước đó, cha của ông từ Vĩnh Phúc di cư vào TP.HCM năm 1954, ba năm sau sinh ra ông. Ông cùng anh em theo cha lên ghe dọc sông Sài Gòn hành nghề chài lưới sống qua ngày.Người dân khi có người thân chết chìm dưới sông thường thuê cha ông tìm kiếm nên hai cha con bỗng dưng thành nghề vớt xác cứu người. Ông bén nghề từ những ngày khi mới 3 tuổi.Ông kể lại những vụ tự tử dưới cầu, có trường hợp người dân phát hiện tri hô ông nổ máy ghe tới cứu. Có trường hợp không kịp ông cũng cố gắng kéo người xấu số vào bờ. Mỗi năm ông gặp vài chục trường hợp như vậy là bình thường.Nghề chài lưới gắn bó cả đời, nuôi sống cả gia đình ông giờ cũng trở nên khó khăn vì con cá kiếm được ngày càng hiếm. Trái lại, ông vớt xác và cứu người khi họ tự tử dưới chân cầu ngày một nhiều hơn. Ông cho biết không hiểu sao năm nay lại có nhiều trường hợp tự tử hơn mọi khi.Những mẻ chày thường trống không như sự trớ trêu của thủy thần khi ông mang nghiệp "cướp cơm hà bá".Mỗi ngày ông Ba Chúc phải đi xa hơn để tìm kiếm con cá lo cho bữa cơm gia đình.Ông chia sẻ mình từng bỏ thuốc lá mấy lần nhưng không được vì "làm cái nghề này, mỗi lần vớt xác mà không có thuốc thì mùi tanh chịu không nổi".Ông Ba Chúc kéo ghe rướn lên bờ sau một buổi quăng chày không có cá.Ngoài chài lưới ra, ông còn phụ chở người dân phóng sinh cá vào dịp rằm, lễ hoặc để rải tro cốt xuống sông.Người dân hỗ trợ ông ít tiền cho công vận chuyển.Biết không thể sống bằng nghề chài lưới mãi, ông Ba Chúc tự đóng chuồng, tìm mua những con vịt về nuôi.Lão ngư giờ đây tập tành để trở thành ông nông dân sống giữa Sài Gòn.Những lúc rảnh rỗi ông Ba Chúc thường trò chuyện với những hàng xóm cùng sống dưới chân cầu. Chiếc bàn trước mặt ông từng là nơi để thân thể của một cậu con trai 25 tuổi nhảy cầu tự tử bị đuối nước may mắn được ông cứu sống và đưa lên trong lúc chờ công an, bác sĩ đến đưa đi cấp cứu.Làng chài gần như cuối cùng ở Sài Gòn chỉ vỏn vẹn chừng chục nhân khẩu. Họ là những người tứ xứ kéo đến kết tình làng nghĩa xóm hơn nửa thế kỷ qua, bấu víu trên những chiếc ghe chờ ngày giải tỏa.Ba Chúc khoe đứa con nuôi tên Trần Đình Đức (quê Nghệ An) được ông cứu sống khi gieo mình xuống sông tự tử. Anh Đức nhận ông làm cha nuôi rồi đưa ông đi chơi Hà Nội để tri ân người cứu mạng mình.Hiện tại ông sống cùng vợ là bà Nguyễn Thị Hinh. Hai người chông chênh trên chiếc ghe cũng sinh được 5 cô con gái. 3 chị lần lượt lấy chồng, hai ông bà sống với cô con gái út trên chiếc ghe cũ kỹ.Để ghi nhận nghĩa cử cao đẹp của ông, chính quyền địa phương và các mạnh thường quân đã trao tặng bằng khen, hỗ trợ phần quà để ông tiếp tục cống hiến giúp xã hội.Một đóm sáng bừng lên giữa đêm tối trong xóm chài nghèo. Đóm sáng "mang tên Nguyễn Văn Chúc".
Ông Nguyễn Văn Chúc (tên thường gọi là Ba Chúc, 59 tuổi) sống gần trọn đời người lênh đênh trên sông nước. Nhiều năm qua ông đã cứu sống hàng trăm mạng người khi họ nhảy cầu tự tử. Trước đó, cha của ông từ Vĩnh Phúc di cư vào TP.HCM năm 1954, ba năm sau sinh ra ông. Ông cùng anh em theo cha lên ghe dọc sông Sài Gòn hành nghề chài lưới sống qua ngày.
Người dân khi có người thân chết chìm dưới sông thường thuê cha ông tìm kiếm nên hai cha con bỗng dưng thành nghề vớt xác cứu người. Ông bén nghề từ những ngày khi mới 3 tuổi.
Ông kể lại những vụ tự tử dưới cầu, có trường hợp người dân phát hiện tri hô ông nổ máy ghe tới cứu. Có trường hợp không kịp ông cũng cố gắng kéo người xấu số vào bờ. Mỗi năm ông gặp vài chục trường hợp như vậy là bình thường.
Nghề chài lưới gắn bó cả đời, nuôi sống cả gia đình ông giờ cũng trở nên khó khăn vì con cá kiếm được ngày càng hiếm. Trái lại, ông vớt xác và cứu người khi họ tự tử dưới chân cầu ngày một nhiều hơn. Ông cho biết không hiểu sao năm nay lại có nhiều trường hợp tự tử hơn mọi khi.
Những mẻ chày thường trống không như sự trớ trêu của thủy thần khi ông mang nghiệp "cướp cơm hà bá".
Mỗi ngày ông Ba Chúc phải đi xa hơn để tìm kiếm con cá lo cho bữa cơm gia đình.
Ông chia sẻ mình từng bỏ thuốc lá mấy lần nhưng không được vì "làm cái nghề này, mỗi lần vớt xác mà không có thuốc thì mùi tanh chịu không nổi".
Ông Ba Chúc kéo ghe rướn lên bờ sau một buổi quăng chày không có cá.
Ngoài chài lưới ra, ông còn phụ chở người dân phóng sinh cá vào dịp rằm, lễ hoặc để rải tro cốt xuống sông.
Người dân hỗ trợ ông ít tiền cho công vận chuyển.
Biết không thể sống bằng nghề chài lưới mãi, ông Ba Chúc tự đóng chuồng, tìm mua những con vịt về nuôi.
Lão ngư giờ đây tập tành để trở thành ông nông dân sống giữa Sài Gòn.
Những lúc rảnh rỗi ông Ba Chúc thường trò chuyện với những hàng xóm cùng sống dưới chân cầu. Chiếc bàn trước mặt ông từng là nơi để thân thể của một cậu con trai 25 tuổi nhảy cầu tự tử bị đuối nước may mắn được ông cứu sống và đưa lên trong lúc chờ công an, bác sĩ đến đưa đi cấp cứu.
Làng chài gần như cuối cùng ở Sài Gòn chỉ vỏn vẹn chừng chục nhân khẩu. Họ là những người tứ xứ kéo đến kết tình làng nghĩa xóm hơn nửa thế kỷ qua, bấu víu trên những chiếc ghe chờ ngày giải tỏa.
Ba Chúc khoe đứa con nuôi tên Trần Đình Đức (quê Nghệ An) được ông cứu sống khi gieo mình xuống sông tự tử. Anh Đức nhận ông làm cha nuôi rồi đưa ông đi chơi Hà Nội để tri ân người cứu mạng mình.
Hiện tại ông sống cùng vợ là bà Nguyễn Thị Hinh. Hai người chông chênh trên chiếc ghe cũng sinh được 5 cô con gái. 3 chị lần lượt lấy chồng, hai ông bà sống với cô con gái út trên chiếc ghe cũ kỹ.
Để ghi nhận nghĩa cử cao đẹp của ông, chính quyền địa phương và các mạnh thường quân đã trao tặng bằng khen, hỗ trợ phần quà để ông tiếp tục cống hiến giúp xã hội.
Một đóm sáng bừng lên giữa đêm tối trong xóm chài nghèo. Đóm sáng "mang tên Nguyễn Văn Chúc".