Sinh ra không được may mắn như các bạn đồng trang lứa, Nguyễn Thị Ngọc Tâm, 27 tuổi, bị mắc bệnh xương thủy tinh, một chân bị ngoặt lên trên đã mở lớp học miễn phí cho học sinh. Nhờ can thiệp của khoa học, Tâm đã duỗi thẳng được chân nhưng sức khỏe giảm sút.Đến tuổi đi học, nhận thức được hoàn cảnh của mình, Tâm chỉ dám lặng lẽ nhìn theo các bạn cắp sách tới trường. Tưởng chừng cô gái bé ấy sẽ an phận như thế, nhưng lên 8 tuổi, khao khát được đi học lại cháy bỏng trong Tâm. Cô tha thiết xin bố mẹ cho đi học. Thương con, ngày ngày, bố mẹ cô gái thay phiên nhau chở con đến trường trên con đường quê ngoằn ngoèo, nhiều chắp vá.Để thực hiện được ước mơ của mình, Tâm phải “trả giá” không ít. Sức khỏe ngày càng yếu, trường cấp ba quá xa nhà nên cô đành bỏ học vào cuối năm lớp 9.Thấm thía những khó khăn để có được con chữ, Tâm ước mơ trở thành cô giáo để giúp đỡ cô, cậu bé không may như mình có thể đến trường.Tâm nhận dạy kèm tại nhà cho các em học sinh nhỏ tuổi. Ban đầu, từ vài ba đứa trẻ, tụi nhỏ dần dần kéo nhau đến nhà cô giáo Tâm nhiều hơn.Hiện nay, cô giáo trẻ kèm cặp cho khoảng 30 học sinh hoàn toàn miễn phí.Với thân hình chưa đầy 15 kg, Tâm lọt thỏm giữa đám học sinh đủ các lứa tuổi, từ lớp một, lớp 2 đến lớp 7, lớp 8. Buổi sáng, Tâm dạy học sinh cấp một, buổi chiều dạy các bạn cấp hai.Những ngày cuối tuần, lớp đông học sinh hơn. Mỗi độ tuổi, các em được xếp ngồi với nhau để cô giáo tiện giảng dạy và cũng để các em trao đổi bài vở.Lớp học kéo dài hơn 3 tiếng. Đôi lúc, cô giáo Tâm lại trở mình vì tê mỏi, vì những cơn ho chưa dứt, nhưng trong ánh mắt ấy vẫn ánh lên niềm hạnh phúc vì được làm điều mình mơ ước.Tâm cũng đang ấp ủ ước mơ một ngày nào đó được xuất bản tập thơ cho riêng mình. Một số bài thơ của cô đã được phổ thành câu hát. “Viết đối với mình, như một cách để giải tỏa cảm xúc, để được giãi bày, tự động viên mình và động viên những người cùng cảnh ngộ”, Tâm chia sẻ.Khi được hỏi nếu sinh ra giống bao người bình thường khác thì bây giờ như thế nào, Tâm bảo cuộc sống của mình ít đánh giá với từ “nếu như”. Bởi vì, “nếu như”, “giá như” không bao giờ xảy ra trong cuộc sống. Chỉ có bản thân tự đối mặt thực tại và tìm cách vượt qua nó.
Sinh ra không được may mắn như các bạn đồng trang lứa, Nguyễn Thị Ngọc Tâm, 27 tuổi, bị mắc bệnh xương thủy tinh, một chân bị ngoặt lên trên đã mở lớp học miễn phí cho học sinh. Nhờ can thiệp của khoa học, Tâm đã duỗi thẳng được chân nhưng sức khỏe giảm sút.
Đến tuổi đi học, nhận thức được hoàn cảnh của mình, Tâm chỉ dám lặng lẽ nhìn theo các bạn cắp sách tới trường. Tưởng chừng cô gái bé ấy sẽ an phận như thế, nhưng lên 8 tuổi, khao khát được đi học lại cháy bỏng trong Tâm. Cô tha thiết xin bố mẹ cho đi học. Thương con, ngày ngày, bố mẹ cô gái thay phiên nhau chở con đến trường trên con đường quê ngoằn ngoèo, nhiều chắp vá.
Để thực hiện được ước mơ của mình, Tâm phải “trả giá” không ít. Sức khỏe ngày càng yếu, trường cấp ba quá xa nhà nên cô đành bỏ học vào cuối năm lớp 9.
Thấm thía những khó khăn để có được con chữ, Tâm ước mơ trở thành cô giáo để giúp đỡ cô, cậu bé không may như mình có thể đến trường.
Tâm nhận dạy kèm tại nhà cho các em học sinh nhỏ tuổi. Ban đầu, từ vài ba đứa trẻ, tụi nhỏ dần dần kéo nhau đến nhà cô giáo Tâm nhiều hơn.
Hiện nay, cô giáo trẻ kèm cặp cho khoảng 30 học sinh hoàn toàn miễn phí.
Với thân hình chưa đầy 15 kg, Tâm lọt thỏm giữa đám học sinh đủ các lứa tuổi, từ lớp một, lớp 2 đến lớp 7, lớp 8. Buổi sáng, Tâm dạy học sinh cấp một, buổi chiều dạy các bạn cấp hai.
Những ngày cuối tuần, lớp đông học sinh hơn. Mỗi độ tuổi, các em được xếp ngồi với nhau để cô giáo tiện giảng dạy và cũng để các em trao đổi bài vở.
Lớp học kéo dài hơn 3 tiếng. Đôi lúc, cô giáo Tâm lại trở mình vì tê mỏi, vì những cơn ho chưa dứt, nhưng trong ánh mắt ấy vẫn ánh lên niềm hạnh phúc vì được làm điều mình mơ ước.
Tâm cũng đang ấp ủ ước mơ một ngày nào đó được xuất bản tập thơ cho riêng mình. Một số bài thơ của cô đã được phổ thành câu hát. “Viết đối với mình, như một cách để giải tỏa cảm xúc, để được giãi bày, tự động viên mình và động viên những người cùng cảnh ngộ”, Tâm chia sẻ.
Khi được hỏi nếu sinh ra giống bao người bình thường khác thì bây giờ như thế nào, Tâm bảo cuộc sống của mình ít đánh giá với từ “nếu như”. Bởi vì, “nếu như”, “giá như” không bao giờ xảy ra trong cuộc sống. Chỉ có bản thân tự đối mặt thực tại và tìm cách vượt qua nó.