Nằm cách đảo Phú Quý 60 km, đảo Hòn Hải - khối đá khổng lồ giữa Biển Đông - là nơi hàng chục nghìn con chim về đây trong mùa sinh nở.Để có thể chiêm ngưỡng cảnh tượng thiên nhiên kỳ thú này, bạn có thể khởi hành từ đảo Phú Quý, sau hành trình 6 giờ vượt sóng gió sẽ đến Hòn Hải.Nhìn từ trên cao, Hòn Hải có hình như chú cá vẫy đuôi vùng vẫy giữa đại dương. Ảnh: Huy Mad.Hòn Hải là điểm A6 trong 11 điểm định vị đường cơ sở tính lãnh hải Việt Nam, cách huyện đảo Phú Quý (Bình Thuận) khoảng 60 km hướng về phía đông.Ở một góc nhìn từ hướng bắc đảo, Hòn Hải có hình dáng một chiếc hài, cũng vì vậy mà đảo còn có tên là Hòn Hài. Trên đảo chỉ có một tòa nhà dành cho các công nhân hải đăng sinh sống và canh giữ ngọn đèn biển.Những vách đá kỳ vĩ, gồ ghề, thẳng đứng là nơi thích hợp để cho các loại chim biển như nhạn, mòng, bồ nông làm tổ.Một đàn chim nhạn đậu trên mặt dựng đứng của đảo. Loài chim này không làm tổ mà thường chọn những bề mặt đá nóng đẻ trứng, và nhờ sức nóng của đá để trứng nở thay vì ấp.Những hốc đá nhỏ cheo leo này là tổ ấm cho những chú chim non chào đời.Tháng 7 là mùa sinh sôi nảy nở. Hàng nghìn con chim hội tụ tại đây khiến hòn đảo trở nên rộn ràng với tiếng chim kêu suốt đêm ngày.Chim nhạn biển có tuổi đời khoảng 20 năm. Trong suốt cuộc đời của mình, một chú nhạn có thể bay quãng đường dài đến 1 triệu km.Anh Hùng - đảo trưởng - cho biết khu vực này rất nhiều tôm cá, thức ăn phong phú lại không bị sự can thiệp của con người, nên đây là môi trường tốt nhất để nhạn sinh sốngNgoài nhạn, trên đảo còn có hải âu, mòng biển và bồ nông, nhưng có số lượng ít hơn.Phân chim phủ trắng bề mặt đảo.Hiện nay trên đảo chỉ có công trình dân sự là hải đăng mà không hề có cư dân sinh sống. Để lên được đảo, du khách cần phải có giấy phép do Tổng công ty Đảm bảo An toàn Hàng hải Nam Trung Bộ cấp.
Nằm cách đảo Phú Quý 60 km, đảo Hòn Hải - khối đá khổng lồ giữa Biển Đông - là nơi hàng chục nghìn con chim về đây trong mùa sinh nở.
Để có thể chiêm ngưỡng cảnh tượng thiên nhiên kỳ thú này, bạn có thể khởi hành từ đảo Phú Quý, sau hành trình 6 giờ vượt sóng gió sẽ đến Hòn Hải.
Nhìn từ trên cao, Hòn Hải có hình như chú cá vẫy đuôi vùng vẫy giữa đại dương. Ảnh: Huy Mad.
Hòn Hải là điểm A6 trong 11 điểm định vị đường cơ sở tính lãnh hải Việt Nam, cách huyện đảo Phú Quý (Bình Thuận) khoảng 60 km hướng về phía đông.
Ở một góc nhìn từ hướng bắc đảo, Hòn Hải có hình dáng một chiếc hài, cũng vì vậy mà đảo còn có tên là Hòn Hài. Trên đảo chỉ có một tòa nhà dành cho các công nhân hải đăng sinh sống và canh giữ ngọn đèn biển.
Những vách đá kỳ vĩ, gồ ghề, thẳng đứng là nơi thích hợp để cho các loại chim biển như nhạn, mòng, bồ nông làm tổ.
Một đàn chim nhạn đậu trên mặt dựng đứng của đảo. Loài chim này không làm tổ mà thường chọn những bề mặt đá nóng đẻ trứng, và nhờ sức nóng của đá để trứng nở thay vì ấp.
Những hốc đá nhỏ cheo leo này là tổ ấm cho những chú chim non chào đời.
Tháng 7 là mùa sinh sôi nảy nở. Hàng nghìn con chim hội tụ tại đây khiến hòn đảo trở nên rộn ràng với tiếng chim kêu suốt đêm ngày.
Chim nhạn biển có tuổi đời khoảng 20 năm. Trong suốt cuộc đời của mình, một chú nhạn có thể bay quãng đường dài đến 1 triệu km.
Anh Hùng - đảo trưởng - cho biết khu vực này rất nhiều tôm cá, thức ăn phong phú lại không bị sự can thiệp của con người, nên đây là môi trường tốt nhất để nhạn sinh sống
Ngoài nhạn, trên đảo còn có hải âu, mòng biển và bồ nông, nhưng có số lượng ít hơn.
Phân chim phủ trắng bề mặt đảo.
Hiện nay trên đảo chỉ có công trình dân sự là hải đăng mà không hề có cư dân sinh sống. Để lên được đảo, du khách cần phải có giấy phép do Tổng công ty Đảm bảo An toàn Hàng hải Nam Trung Bộ cấp.