Người dân thụ phấn cho bưởi đặc sản Phúc Trạch Khi những vườn bưởi Phúc Trạch rộ hoa trắng muốt, người dân Hà Tĩnh tiến hành giúp cây thụ phấn bổ sung bằng cách lấy phấn của cây bưởi chua quét lên nhụy hoa bưởi đường. Bưởi Phúc Trạch được mệnh danh là đặc sản của huyện miền núi Hương Khê (Hà Tĩnh). Bưởi Phúc Trạch được chia thành 2 loại. Loại được nhân giống bằng cách chiết cành hoặc ghép mắt, thường gọi là bưởi đường. Loại được nhân giống bằng hạt được gọi là bưởi chua, có sức sống khỏe hơn nhưng chất lượng quả kém hẳn so với cây chiết, ghép.Để tăng khả năng đậu quả, cứ dịp tháng 3 dương lịch hàng năm, khi những vườn bưởi rộ hoa trắng muốt, người dân bắt đầu tiến hành giúp cây thụ phấn bổ sung bằng cách lấy phấn của cây bưởi chua quét lên nhụy hoa bưởi đường.Thời gian của mùa thụ phấn bổ sung sẽ kéo dài khoảng 10 ngày đến 1 tháng. Cây bưởi chua thường có chiều cao 3-4 m nên nhiều người phải leo lên cây hái từng bông để đảm bảo lượng phấn hoa.Hoa được chọn phải đều, cánh mịn, khi chấm thử vào lòng bàn tay phấn hoa màu vàng sẽ rời ra.
Gần 10 ngày nay, vợ chồng ông Bùi Văn Dung (57 tuổi) và bà Võ Thị Đào (56 tuổi) ở thôn Ngọc Bội, xã Hương Trạch bỏ hết công việc đồng áng, tập trung cho việc thụ phấn hoa cho hơn 200 gốc bưởi của gia đình."Trước thì bưởi được thụ phấn tự nhiên nên đậu quả ít, từ lúc cán bộ kỹ thuật ở Hà Nội về thụ phấn thí điểm ở một số vườn cho năng suất cao nên bà con làm theo. Từ đó, quả ra nhiều đến mức phải tỉa bớt. Những cây bưởi 2-3 năm tuổi có thể trực tiếp dùng bông hoa bưởi chua quét lên từng nhụy hoa bưởi đường để thụ phấn. Còn cây cao sẽ dùng gậy hỗ trợ", ông Dung nói.Còn ông Nguyễn Văn Chung (49 tuổi, xã Hương Thủy) cho biết gia đình có hơn 300 gốc bưởi, số bưởi được trồng theo nhiều đợt nên việc hoa trổ bông không cùng lúc, việc này cũng gây khó khăn trong việc thụ phấn bổ sung. "Khoảng 5h sáng những ngày nắng nhẹ, vợ tôi lại đi hái hoa bưởi chua ở vườn hoặc xin hàng xóm để về thụ phấn cho cây. Hoa bưởi được côn trùng thụ phấn chỉ đậu quả khoảng 30%, nhưng khi thụ phấn bổ sung sẽ tăng khoảng 80%. Cũng nhờ việc này mà năm vừa rồi gia đình thu hoạch hơn 200 triệu từ bưởi", ông Chung vui mừng nói.Tùy vào độ cao của cây, người dân sẽ dùng một cây gậy đủ dài có bọc đầu bằng bông gòn nhỏ hoặc đầu cọ mềm, phấn hoa được chấm nhẹ lên những bông hoa đã nở, từ bông này qua bông khác, duy trì vào sáng sớm hoặc chiều mát.Nhiều gia đình vì lượng hoa nở đồng loạt, sợ không thể kịp cho việc thụ phấn bổ sung nên phải gọi thêm con cháu hoặc thuê thêm nhân công với giá 200.000/ngày/người. Việc thụ phấn sẽ được lặp đi lặp lại nhiều lần để đảm bảo không bỏ sót, quả đậu nhiều hơn.Ngoài việc thụ phấn bổ sung, người trồng bưởi phải vệ sinh những chùm hoa bưởi đang đậu quả bằng cách bóc tách những hoa đã héo ủa, có sức sống yếu hoặc những cành hoa còn sót lại. Việc này giúp cây dễ đậu quả và đảm bảo chất lượng phát triển quả.Hương Khê hiện có hơn 2.000 ha bưởi Phúc Trạch. Năm 2002, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận bưởi Phúc Trạch là một trong 7 loại cây ăn quả quý hiếm cấm xuất khẩu giống.
Người dân thụ phấn cho bưởi đặc sản Phúc Trạch Khi những vườn bưởi Phúc Trạch rộ hoa trắng muốt, người dân Hà Tĩnh tiến hành giúp cây thụ phấn bổ sung bằng cách lấy phấn của cây bưởi chua quét lên nhụy hoa bưởi đường. Bưởi Phúc Trạch được mệnh danh là đặc sản của huyện miền núi Hương Khê (Hà Tĩnh).
Bưởi Phúc Trạch được chia thành 2 loại. Loại được nhân giống bằng cách chiết cành hoặc ghép mắt, thường gọi là bưởi đường. Loại được nhân giống bằng hạt được gọi là bưởi chua, có sức sống khỏe hơn nhưng chất lượng quả kém hẳn so với cây chiết, ghép.
Để tăng khả năng đậu quả, cứ dịp tháng 3 dương lịch hàng năm, khi những vườn bưởi rộ hoa trắng muốt, người dân bắt đầu tiến hành giúp cây thụ phấn bổ sung bằng cách lấy phấn của cây bưởi chua quét lên nhụy hoa bưởi đường.
Thời gian của mùa thụ phấn bổ sung sẽ kéo dài khoảng 10 ngày đến 1 tháng. Cây bưởi chua thường có chiều cao 3-4 m nên nhiều người phải leo lên cây hái từng bông để đảm bảo lượng phấn hoa.
Hoa được chọn phải đều, cánh mịn, khi chấm thử vào lòng bàn tay phấn hoa màu vàng sẽ rời ra.
Gần 10 ngày nay, vợ chồng ông Bùi Văn Dung (57 tuổi) và bà Võ Thị Đào (56 tuổi) ở thôn Ngọc Bội, xã Hương Trạch bỏ hết công việc đồng áng, tập trung cho việc thụ phấn hoa cho hơn 200 gốc bưởi của gia đình.
"Trước thì bưởi được thụ phấn tự nhiên nên đậu quả ít, từ lúc cán bộ kỹ thuật ở Hà Nội về thụ phấn thí điểm ở một số vườn cho năng suất cao nên bà con làm theo. Từ đó, quả ra nhiều đến mức phải tỉa bớt. Những cây bưởi 2-3 năm tuổi có thể trực tiếp dùng bông hoa bưởi chua quét lên từng nhụy hoa bưởi đường để thụ phấn. Còn cây cao sẽ dùng gậy hỗ trợ", ông Dung nói.
Còn ông Nguyễn Văn Chung (49 tuổi, xã Hương Thủy) cho biết gia đình có hơn 300 gốc bưởi, số bưởi được trồng theo nhiều đợt nên việc hoa trổ bông không cùng lúc, việc này cũng gây khó khăn trong việc thụ phấn bổ sung. "Khoảng 5h sáng những ngày nắng nhẹ, vợ tôi lại đi hái hoa bưởi chua ở vườn hoặc xin hàng xóm để về thụ phấn cho cây. Hoa bưởi được côn trùng thụ phấn chỉ đậu quả khoảng 30%, nhưng khi thụ phấn bổ sung sẽ tăng khoảng 80%. Cũng nhờ việc này mà năm vừa rồi gia đình thu hoạch hơn 200 triệu từ bưởi", ông Chung vui mừng nói.
Tùy vào độ cao của cây, người dân sẽ dùng một cây gậy đủ dài có bọc đầu bằng bông gòn nhỏ hoặc đầu cọ mềm, phấn hoa được chấm nhẹ lên những bông hoa đã nở, từ bông này qua bông khác, duy trì vào sáng sớm hoặc chiều mát.
Nhiều gia đình vì lượng hoa nở đồng loạt, sợ không thể kịp cho việc thụ phấn bổ sung nên phải gọi thêm con cháu hoặc thuê thêm nhân công với giá 200.000/ngày/người. Việc thụ phấn sẽ được lặp đi lặp lại nhiều lần để đảm bảo không bỏ sót, quả đậu nhiều hơn.
Ngoài việc thụ phấn bổ sung, người trồng bưởi phải vệ sinh những chùm hoa bưởi đang đậu quả bằng cách bóc tách những hoa đã héo ủa, có sức sống yếu hoặc những cành hoa còn sót lại. Việc này giúp cây dễ đậu quả và đảm bảo chất lượng phát triển quả.
Hương Khê hiện có hơn 2.000 ha bưởi Phúc Trạch. Năm 2002, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận bưởi Phúc Trạch là một trong 7 loại cây ăn quả quý hiếm cấm xuất khẩu giống.