Sáng ngày 8/2 (mùng 4 Tết), tại Khu di tích cấp quốc gia đặc biệt Chùa Keo (xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình), UBND huyện Vũ Thư đã tổ chức khai mạc lễ hội thu chùa Keo - Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia - năm 2019 với sự tham dự của đông đảo người dân địa phương, tín đồ phật tử và du khách thập phương.Tại lễ hội Xuân chùa Keo 2019, 4 đội đại diện cho 8 giáp của 3 thôn ở xã Duy Nhất kéo lửa theo nghi thức truyền thống thổi cơm thi.Thi kéo lửa – nấu cơm là nét văn hóa độc đáo không thể thiếu trong hội xuân chùa Keo.Kéo lửa nấu cơm thi đã trở thành một cuộc đua tài của những người nông dân thuần phác, giữa các cộng đồng thôn làng với nhau. Ở đó, thể hiện công bằng sự khéo léo thông minh, mối quan hệ đoàn kết hành động, bộc lộ sâu sắc bản chất của những người lao động.Trò nấu cơm thi trong hội Keo không chỉ là một trò chơi giải trí, thi tài mà nó thực sự còn là loại trò diễn mang yếu tố nghi lễ.Nét độc đáo của kéo kửa nấu cơm thi là nghệ thuật lấy lửa. Dùng một đoạn tre già khô khoan một lỗ thủng ở giữa thân, sau đó luồn một sợi dây bện bằng tre nứa khô qua lỗ khoan và ở hai đầu dây hai người giữ chặt, kéo đi kéo lại với vận tốc cao tạo lực cọ xát mạnh phát thành lửa.Mồi để lửa dễ bén là rơm rạ khô được đập giã thành bông xơ, bông xơ càng nhỏ mịn thì càng dễ bắt lửa.Phần nữa, gạo để nấu thành cơm phải được ngâm trước vừa đủ độ, để khi nấu không phải đổ nhiều nước, cơm chín nhanh, khô và mềm.Hội cơm thi làng Keo đã có lịch sử qua hàng trăm năm, tuy nhiên trải qua bao thăng trầm của thời gian. Những năm gần đây, hội thi nấu cơm làng Keo lại được phục dựng lại. Đây được xem là một di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu đã và đang được bảo tồn và phát huy trong đời sống cộng đồng, bởi nó đã trở thành nét đẹp văn hóa của địa phương.Chấm điểm phần nấu cơm thi.Mâm lễ của đội Đông Nhất - Đông Nhì giành giải nhất được dâng lên lễ Phật, lễ Thánh.Ngoài ra tại Lễ hội chùa Keo còn có nhiều trò chơi dân gian khác như bắt vịt.Những ông đồ trổ tài thư pháp tại lễ hội.Dọc các con đường, dòng người chật kín như nêm.
Sáng ngày 8/2 (mùng 4 Tết), tại Khu di tích cấp quốc gia đặc biệt Chùa Keo (xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình), UBND huyện Vũ Thư đã tổ chức khai mạc lễ hội thu chùa Keo - Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia - năm 2019 với sự tham dự của đông đảo người dân địa phương, tín đồ phật tử và du khách thập phương.
Tại lễ hội Xuân chùa Keo 2019, 4 đội đại diện cho 8 giáp của 3 thôn ở xã Duy Nhất kéo lửa theo nghi thức truyền thống thổi cơm thi.
Thi kéo lửa – nấu cơm là nét văn hóa độc đáo không thể thiếu trong hội xuân chùa Keo.
Kéo lửa nấu cơm thi đã trở thành một cuộc đua tài của những người nông dân thuần phác, giữa các cộng đồng thôn làng với nhau. Ở đó, thể hiện công bằng sự khéo léo thông minh, mối quan hệ đoàn kết hành động, bộc lộ sâu sắc bản chất của những người lao động.
Trò nấu cơm thi trong hội Keo không chỉ là một trò chơi giải trí, thi tài mà nó thực sự còn là loại trò diễn mang yếu tố nghi lễ.
Nét độc đáo của kéo kửa nấu cơm thi là nghệ thuật lấy lửa. Dùng một đoạn tre già khô khoan một lỗ thủng ở giữa thân, sau đó luồn một sợi dây bện bằng tre nứa khô qua lỗ khoan và ở hai đầu dây hai người giữ chặt, kéo đi kéo lại với vận tốc cao tạo lực cọ xát mạnh phát thành lửa.
Mồi để lửa dễ bén là rơm rạ khô được đập giã thành bông xơ, bông xơ càng nhỏ mịn thì càng dễ bắt lửa.
Phần nữa, gạo để nấu thành cơm phải được ngâm trước vừa đủ độ, để khi nấu không phải đổ nhiều nước, cơm chín nhanh, khô và mềm.
Hội cơm thi làng Keo đã có lịch sử qua hàng trăm năm, tuy nhiên trải qua bao thăng trầm của thời gian. Những năm gần đây, hội thi nấu cơm làng Keo lại được phục dựng lại. Đây được xem là một di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu đã và đang được bảo tồn và phát huy trong đời sống cộng đồng, bởi nó đã trở thành nét đẹp văn hóa của địa phương.
Chấm điểm phần nấu cơm thi.
Mâm lễ của đội Đông Nhất - Đông Nhì giành giải nhất được dâng lên lễ Phật, lễ Thánh.
Ngoài ra tại Lễ hội chùa Keo còn có nhiều trò chơi dân gian khác như bắt vịt.
Những ông đồ trổ tài thư pháp tại lễ hội.
Dọc các con đường, dòng người chật kín như nêm.