Những quán trà hòm được bán quanh nhà máy dệt Nam Định đang dần biến mất. Khi nhà máy này đang bị đập bỏ - Ảnh: NAM TRẦNNhững người bán nước trà cho biết ngày trước quán trà được bán theo ca của những công nhân nhà máy dệt nhưng hiện nay trà được bán cả ngày và đông nhất khách thường là sáng sớm và chiều muộn - Ảnh: NAM TRẦNTrà ở đây không phải trà giải khát, trà ở đây là là trà gặp gỡ, trà chờ đợi, trà giải lao nên hầu hết là trà nóng. Theo những người bán thì những ngày trước chỉ có bán trà nóng - Ảnh: NAM TRẦNTrà được bỏ và pha trực tiếp trong những phích lớn như này, điều đặc biệt là nắp phích lại được làm bằng xơ quả mướp khô - Ảnh: NAM TRẦNÔng Doãn, 72 tuổi cùng chiếc thùng đồ bán trà và chiếc xe đạp cũ. Ông bán trà cạnh nhà máy dệt Nam Định hơn 27 năm nay - Ảnh: NAM TRẦNChiếc hòm như này có tuổi đời lên tới gần 30 năm. Nó được làm bằng gỗ có hai tầng, là vật để đựng những cốc, chén, những bao thuốc là, bật lửa đã trở thành “kỷ vật” đặc biệt gắn liền với những người bán nước trà bên nhà máy dệt hay những người bán trà trên tàu lửa - Ảnh: NAM TRẦNBà Liên “béo”, 59 tuổi là một trong những người phụ nữ bán trà ở đây 11 năm, trước đây bà cũng là một trong những công nhân kỹ thuật của nhà máy - Ảnh: NAM TRẦNHiện nay, nhiều người thích uống trà loãng với đá nên trà hòm không chỉ còn chỉ trà nóng nữa và mỗi cốc trà có giá từ một đến hai ngàn đồng - Ảnh: NAM TRẦNNhà máy dệt hiện nay đang bị phá dỡ, hình ảnh trên đồng tiền hai ngàn đồng này cũng là một trong ký ức còn lại của những người bán và người uống trà nơi đây - Ảnh: NAM TRẦNNhững người bán trà hòm hiện nay cạnh nhà máy dệt chỉ còn đếm trên đầu ngón tay. Trà hòm dần mất đi nhưng dường như nó sẽ sống mãi trong kí ức người thành Nam. Nó giờ đây là hương vị quê hương, là tuổi trẻ của bao người - Ảnh: NAM TRẦN
Những quán trà hòm được bán quanh nhà máy dệt Nam Định đang dần biến mất. Khi nhà máy này đang bị đập bỏ - Ảnh: NAM TRẦN
Những người bán nước trà cho biết ngày trước quán trà được bán theo ca của những công nhân nhà máy dệt nhưng hiện nay trà được bán cả ngày và đông nhất khách thường là sáng sớm và chiều muộn - Ảnh: NAM TRẦN
Trà ở đây không phải trà giải khát, trà ở đây là là trà gặp gỡ, trà chờ đợi, trà giải lao nên hầu hết là trà nóng. Theo những người bán thì những ngày trước chỉ có bán trà nóng - Ảnh: NAM TRẦN
Trà được bỏ và pha trực tiếp trong những phích lớn như này, điều đặc biệt là nắp phích lại được làm bằng xơ quả mướp khô - Ảnh: NAM TRẦN
Ông Doãn, 72 tuổi cùng chiếc thùng đồ bán trà và chiếc xe đạp cũ. Ông bán trà cạnh nhà máy dệt Nam Định hơn 27 năm nay - Ảnh: NAM TRẦN
Chiếc hòm như này có tuổi đời lên tới gần 30 năm. Nó được làm bằng gỗ có hai tầng, là vật để đựng những cốc, chén, những bao thuốc là, bật lửa đã trở thành “kỷ vật” đặc biệt gắn liền với những người bán nước trà bên nhà máy dệt hay những người bán trà trên tàu lửa - Ảnh: NAM TRẦN
Bà Liên “béo”, 59 tuổi là một trong những người phụ nữ bán trà ở đây 11 năm, trước đây bà cũng là một trong những công nhân kỹ thuật của nhà máy - Ảnh: NAM TRẦN
Hiện nay, nhiều người thích uống trà loãng với đá nên trà hòm không chỉ còn chỉ trà nóng nữa và mỗi cốc trà có giá từ một đến hai ngàn đồng - Ảnh: NAM TRẦN
Nhà máy dệt hiện nay đang bị phá dỡ, hình ảnh trên đồng tiền hai ngàn đồng này cũng là một trong ký ức còn lại của những người bán và người uống trà nơi đây - Ảnh: NAM TRẦN
Những người bán trà hòm hiện nay cạnh nhà máy dệt chỉ còn đếm trên đầu ngón tay. Trà hòm dần mất đi nhưng dường như nó sẽ sống mãi trong kí ức người thành Nam. Nó giờ đây là hương vị quê hương, là tuổi trẻ của bao người - Ảnh: NAM TRẦN