Sau khi tuyến buýt nhanh BRT đưa vào sử dụng, ngoài chuyện ùn tắc, bị ôtô, xe máy lấn làn, dự án này còn một số bất cập như thiếu người hướng dẫn cho hành khách hoặc do nhà chờ ở giữa dải phân cách nên người đi bộ đi lại lộn xộn. Tại nhà chờ Khuất Duy Tiến, một phụ nữ sang đường sai quy định, mặc dù cầu vượt bộ hành có lối dẫn vào nhà chờ BRT.Bảng dán thông báo cửa mở tự động "không đủ" làm nhiều hành khách hiểu. Tại nhà chờ Giảng Võ, chị Lệ (quận Hà Đông) đang cố đẩy cửa để bước vào. Đây là lần đầu tiên chị đi xe buýt nhanh. “Từ bên ngoài nhìn vào tôi nghĩ đây là cửa nên cứ thế băng qua đường tiến đến mở”, chị nói.Một phụ nữ đứng luôn ở bên ngoài đợi xe buýt đến.Sau khi được hướng dẫn lối đi lên cầu vượt nhưng người đàn ông này vẫn cố băng qua hàng rào.Sau đó ông cũng đứng luôn bên ngoài đợi.Anh Nguyễn Đình Công, nhân viên bán vé điểm nhà chờ Giảng Võ cho biết việc hành khách nhầm lẫn đường vào diễn ra khá phổ biến. Anh đã nhiều lần hướng dẫn mọi người lần sau hãy đi đúng đường.Một người phụ nữ đang loay hoay tìm lối vào trước khu vực cửa ra vào nhà chờ BRT.Cũng có người dừng lại khá lâu để xem hướng dẫn.Chị Lý Thị Hồng (ở Quan Nhân, quận Thanh Xuân) bế con đi dọc nhà chờ để tìm lối vào.Nhiều em học sinh cũng bị nhầm lẫn lối ra vào và đi một vòng.Các điểm bị nhầm thường là nơi có lối đi bộ vào cách khá xa nhà chờ như Nguyễn Tuân, Hoàng Đạo Thúy, Trung Yên… Có hành khách do không để ý có lối đi nên đã băng qua đường để đi vào nhà chờ.Có hành khách sau khi xuống xe buýt không đi vào nhà chờ để đi đường ra riêng mà vượt qua dòng xe cộ để sang đường.Hoặc tiết kiệm thời gian bằng việc trèo qua hàng rào.Sau khi xuống xe buýt, vị hành khách này định băng qua đường.Nhưng quan sát thấy xe cộ đi lại đông đúc, bà lại quyết định đi vào lối riêng.Những điểm nhà chờ có lối đi bộ gần như Vũ Ngọc Phan ít xảy ra tình trạng người đi xe buýt nhầm lẫn cửa vào nhưng đèn ưu tiên sang đường cũng không phát huy tác dụng, một phần do nút bấm gặp sự cố.
Sau khi tuyến buýt nhanh BRT đưa vào sử dụng, ngoài chuyện ùn tắc, bị ôtô, xe máy lấn làn, dự án này còn một số bất cập như thiếu người hướng dẫn cho hành khách hoặc do nhà chờ ở giữa dải phân cách nên người đi bộ đi lại lộn xộn. Tại nhà chờ Khuất Duy Tiến, một phụ nữ sang đường sai quy định, mặc dù cầu vượt bộ hành có lối dẫn vào nhà chờ BRT.
Bảng dán thông báo cửa mở tự động "không đủ" làm nhiều hành khách hiểu. Tại nhà chờ Giảng Võ, chị Lệ (quận Hà Đông) đang cố đẩy cửa để bước vào. Đây là lần đầu tiên chị đi xe buýt nhanh. “Từ bên ngoài nhìn vào tôi nghĩ đây là cửa nên cứ thế băng qua đường tiến đến mở”, chị nói.
Một phụ nữ đứng luôn ở bên ngoài đợi xe buýt đến.
Sau khi được hướng dẫn lối đi lên cầu vượt nhưng người đàn ông này vẫn cố băng qua hàng rào.
Sau đó ông cũng đứng luôn bên ngoài đợi.
Anh Nguyễn Đình Công, nhân viên bán vé điểm nhà chờ Giảng Võ cho biết việc hành khách nhầm lẫn đường vào diễn ra khá phổ biến. Anh đã nhiều lần hướng dẫn mọi người lần sau hãy đi đúng đường.
Một người phụ nữ đang loay hoay tìm lối vào trước khu vực cửa ra vào nhà chờ BRT.
Cũng có người dừng lại khá lâu để xem hướng dẫn.
Chị Lý Thị Hồng (ở Quan Nhân, quận Thanh Xuân) bế con đi dọc nhà chờ để tìm lối vào.
Nhiều em học sinh cũng bị nhầm lẫn lối ra vào và đi một vòng.
Các điểm bị nhầm thường là nơi có lối đi bộ vào cách khá xa nhà chờ như Nguyễn Tuân, Hoàng Đạo Thúy, Trung Yên… Có hành khách do không để ý có lối đi nên đã băng qua đường để đi vào nhà chờ.
Có hành khách sau khi xuống xe buýt không đi vào nhà chờ để đi đường ra riêng mà vượt qua dòng xe cộ để sang đường.
Hoặc tiết kiệm thời gian bằng việc trèo qua hàng rào.
Sau khi xuống xe buýt, vị hành khách này định băng qua đường.
Nhưng quan sát thấy xe cộ đi lại đông đúc, bà lại quyết định đi vào lối riêng.
Những điểm nhà chờ có lối đi bộ gần như Vũ Ngọc Phan ít xảy ra tình trạng người đi xe buýt nhầm lẫn cửa vào nhưng đèn ưu tiên sang đường cũng không phát huy tác dụng, một phần do nút bấm gặp sự cố.