Sự cố khiến cơ quan chức năng phải gắn xà thép để chống đỡ, tuy nhiên tác dụng của việc này vẫn là một dấu hỏi lớn. Trước sự cố sụt lún tại cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh (quận Bình Thạnh), chiều ngày 1/9 PV đã đi vào bên trong gầm cầu này để ghi nhận hiện trạng.Kết quả cho thấy, cơ quan chức năng đã phải cho gắn hai thanh xà thép dài theo chiều ngang mặt cầu để níu giữ và chống thay cho trụ bê tông bị lún, thanh xà này được đỡ bởi 4 trụ thép khác (ép vào hai cột bê tông có sẵn).Để tìm hiểu nguyên nhân sự cố tại cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh, những ảnh hưởng tới công trình và hướng khắc phục, một số PV đã liên hệ với Sở Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh, tuy nhiên cho tới cuối ngày Sở GTVT vẫn không có câu trả lời. Trong ảnh là hai thanh xà và 4 trụ thép được ốp sát vào các dầm và trụ bê tông vốn có của cây cầu.Vị trí xảy ra sụt lún tại cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh là tại một cây cột phía sát đường dẫn lên cầu Sài Gòn. Để tạm thời khắc phục cơ quan chức năng đã cho hàn hai thanh xà thép. Việc gắn hàn 2 thanh xà thép này dường như có tác dụng "đỡ thay" cho cây cột bị lún.Khoảng cách giữa nền và đáy trụ khoảng 10cm.Một con ốc giữ trụ thép với thanh xà tại nền cầu vượt.Ngang theo mặt cầu có 3 trụ đỡ, tuy nhiên tại vị trí này chỉ có 2 trụ được gia cố bằng cọc thép, trụ còn lại đã bị lún và tách rời khởi mặt cầu.Hai trụ đỡ sát tường cũng được núi giữ tương tự hai trụ ở giữa.Trên mặt cầu cũng được đặt một thanh xà thép dài khoảng 20m.
Sự cố khiến cơ quan chức năng phải gắn xà thép để chống đỡ, tuy nhiên tác dụng của việc này vẫn là một dấu hỏi lớn. Trước sự cố sụt lún tại cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh (quận Bình Thạnh), chiều ngày 1/9 PV đã đi vào bên trong gầm cầu này để ghi nhận hiện trạng.
Kết quả cho thấy, cơ quan chức năng đã phải cho gắn hai thanh xà thép dài theo chiều ngang mặt cầu để níu giữ và chống thay cho trụ bê tông bị lún, thanh xà này được đỡ bởi 4 trụ thép khác (ép vào hai cột bê tông có sẵn).
Để tìm hiểu nguyên nhân sự cố tại cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh, những ảnh hưởng tới công trình và hướng khắc phục, một số PV đã liên hệ với Sở Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh, tuy nhiên cho tới cuối ngày Sở GTVT vẫn không có câu trả lời. Trong ảnh là hai thanh xà và 4 trụ thép được ốp sát vào các dầm và trụ bê tông vốn có của cây cầu.
Vị trí xảy ra sụt lún tại cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh là tại một cây cột phía sát đường dẫn lên cầu Sài Gòn. Để tạm thời khắc phục cơ quan chức năng đã cho hàn hai thanh xà thép. Việc gắn hàn 2 thanh xà thép này dường như có tác dụng "đỡ thay" cho cây cột bị lún.
Khoảng cách giữa nền và đáy trụ khoảng 10cm.
Một con ốc giữ trụ thép với thanh xà tại nền cầu vượt.
Ngang theo mặt cầu có 3 trụ đỡ, tuy nhiên tại vị trí này chỉ có 2 trụ được gia cố bằng cọc thép, trụ còn lại đã bị lún và tách rời khởi mặt cầu.
Hai trụ đỡ sát tường cũng được núi giữ tương tự hai trụ ở giữa.
Trên mặt cầu cũng được đặt một thanh xà thép dài khoảng 20m.