Bà Đặng Thị Hải (48 tuổi) người làng Cồ Bản, phường Đồng Mai, quận Hà Đông (Hà Nội) sinh tới 14 con. Nhưng nay bà chỉ còn 13 đứa sau khi một bé gái qua đời năm 2015 vì bệnh tật.14 lần sinh nở thì có 3 lần chồng tự đỡ đẻ cho vợ và 7 lần chị đẻ rơi ngoài lều. Những lần ấy, người phụ nữ tự gượng dậy cắt rốn cho con rồi ôm bé về nhà.Bên trong căn nhà nhỏ 30 m2 luôn luôn ồn ào tiếng nói cười của bọn trẻ. Khi được hỏi lý do vì sao sinh nhiều con, bà bảo có thai lúc nào không biết. Khi sinh đến đứa thứ 6, gia đình được chính quyền, tổ dân phố vận động đi triệt sản nhưng chồng không đồng ý.Nhiều người lạ đi ngang qua nhà dễ lầm tưởng gia đình nhận trông trẻ thuê.Con trai lớn bị bệnh phổi, việc nặng không làm được. Đến tuổi thì chàng trai sớm lấy vợ, đẻ con nhưng cả 2 vợ chồng người thì nuôi con nhỏ, người thì sức khỏe yếu nên không làm thêm được việc gì. Bà Hải lại nuôi thêm cả con dâu và cháu nội. Năm ngoái, ông Năm (chồng bà) qua đời, gánh nặng mưu sinh lại đè nặng lên đôi vai của người phụ nữ này.Chị cả sinh năm 1989 đã lấy chồng rồi đi làm xa, còn cậu em út sinh năm 2013, mới 3 tuổi.Bà Hải đưa tiền cho con đi bơm lốp xe đạp. Các đứa trẻ cứ 15 phút lại vào xin tiền mẹ mua thức ăn, đồ chơi.Ở nhà, thay vì gọi tên các con, bà điểm danh theo thứ tự từ một đến 13. Cô con gái thứ 11 đang sửa chiếc xe đạp của mình, ước mơ của em là trở thành thợ sửa xe.Còn cậu bé tên Phúc lại có giấc mơ trở thành một cảnh sát để bắt tội phạm.Người mẹ quanh năm quần quật, không còn thời gian cắt tỉa móng tay cho đàn con.Hiện gia đình này càng ngày càng đông người bởi con trai thứ 2 của bà Hải đã lập gia đình và sinh được 2 cháu. Cháu nội chỉ kém con út của bà vài tháng.Năm 2015, cô con gái tên Thảo chết do bệnh não úng thủy. Sau đó chồng bà cũng ra đi vì bệnh tật, gánh nặng đè lên đôi vai người đàn bà mới xấp xỉ ngũ tuần nhưng trông già như ngoài 60 tuổi. Khi được hỏi nếu có ai nhận nuôi con chị để nó được sung sướng, người phụ nữ kiên quyết: "Con mình đẻ ra thì sẽ tự tay nuôi nấng và cho ăn học, chứ gửi con đi xa thì đứt từng khúc ruột". Trong ảnh, con trai út tên Ngô Doãn Nhân (phải) ngồi cạnh cháu nội của bà Hải.Trong số 13 người con thì bé Tới được học cao nhất, đến lớp 11. Sau đó Tới bị bạn trêu chuyện bố mẹ đẻ nhiều, nên buồn chán rồi bỏ học. Còn các đứa trẻ khác cứ hồn nhiên lớn lên như cây cỏ, bữa no bữa đói.Nhờ sự quan tâm của chính quyền địa phương, các con bà được đi học miễn đóng phí. Thế nhưng, bữa ăn hàng ngày còn không đủ thì tiền sách vở, quần áo cho các con là một điều vô cùng khó khăn với người mẹ này. Trong ảnh, đàn con chị Hải đang ngủ trưa.Mỗi buổi chiều mẹ con lại ra túp lều ở cánh đồng để chăm gà, cá. Thu nhập hàng ngày không có mà chỉ trông vào cuối năm nên các bữa ăn hàng ngày rất đạm bạc.Em Hoàng mò trai ốc cho mẹ. Mỗi ngày em 2 buổi mò tôm bắt ốc, nhiều thì để bán, ít thì để ăn.Thấy nhà đông con, có người trong làng gửi bò cho trông giúp. Bà Hải lo lắng cho biết, con cái giờ đang tuổi chơi chưa có ý thức, nếu mất một con bò thì tiền đền rất lớn, nhưng sợ nhất là người ta nghĩ nhà mình nghèo nên khuất tất.Nhìn những đứa con còn ngây thơ, đùa nghịch ngoài bờ đầm, bà bảo: “Đẻ nhiều quá nên không chăm sóc được đứa nào chu đáo. Chúng nó thiếu thốn cả tinh thần và vật chất so với bạn bè cùng trang lứa".Khu đầm bãi mà bà xin tăng gia gần chục năm nay thuộc đất dự án. Hiện, phường Đồng Mai đang thu hồi để san lấp. Người phụ nữ chia sẻ, cuộc sống gia đình hàng ngày trông vào khu đầm, nay phải trả lại đất nên càng bế tắc.
Bà Đặng Thị Hải (48 tuổi) người làng Cồ Bản, phường Đồng Mai, quận Hà Đông (Hà Nội) sinh tới 14 con. Nhưng nay bà chỉ còn 13 đứa sau khi một bé gái qua đời năm 2015 vì bệnh tật.
14 lần sinh nở thì có 3 lần chồng tự đỡ đẻ cho vợ và 7 lần chị đẻ rơi ngoài lều. Những lần ấy, người phụ nữ tự gượng dậy cắt rốn cho con rồi ôm bé về nhà.
Bên trong căn nhà nhỏ 30 m2 luôn luôn ồn ào tiếng nói cười của bọn trẻ. Khi được hỏi lý do vì sao sinh nhiều con, bà bảo có thai lúc nào không biết. Khi sinh đến đứa thứ 6, gia đình được chính quyền, tổ dân phố vận động đi triệt sản nhưng chồng không đồng ý.
Nhiều người lạ đi ngang qua nhà dễ lầm tưởng gia đình nhận trông trẻ thuê.
Con trai lớn bị bệnh phổi, việc nặng không làm được. Đến tuổi thì chàng trai sớm lấy vợ, đẻ con nhưng cả 2 vợ chồng người thì nuôi con nhỏ, người thì sức khỏe yếu nên không làm thêm được việc gì. Bà Hải lại nuôi thêm cả con dâu và cháu nội. Năm ngoái, ông Năm (chồng bà) qua đời, gánh nặng mưu sinh lại đè nặng lên đôi vai của người phụ nữ này.
Chị cả sinh năm 1989 đã lấy chồng rồi đi làm xa, còn cậu em út sinh năm 2013, mới 3 tuổi.
Bà Hải đưa tiền cho con đi bơm lốp xe đạp. Các đứa trẻ cứ 15 phút lại vào xin tiền mẹ mua thức ăn, đồ chơi.
Ở nhà, thay vì gọi tên các con, bà điểm danh theo thứ tự từ một đến 13. Cô con gái thứ 11 đang sửa chiếc xe đạp của mình, ước mơ của em là trở thành thợ sửa xe.
Còn cậu bé tên Phúc lại có giấc mơ trở thành một cảnh sát để bắt tội phạm.
Người mẹ quanh năm quần quật, không còn thời gian cắt tỉa móng tay cho đàn con.
Hiện gia đình này càng ngày càng đông người bởi con trai thứ 2 của bà Hải đã lập gia đình và sinh được 2 cháu. Cháu nội chỉ kém con út của bà vài tháng.
Năm 2015, cô con gái tên Thảo chết do bệnh não úng thủy. Sau đó chồng bà cũng ra đi vì bệnh tật, gánh nặng đè lên đôi vai người đàn bà mới xấp xỉ ngũ tuần nhưng trông già như ngoài 60 tuổi. Khi được hỏi nếu có ai nhận nuôi con chị để nó được sung sướng, người phụ nữ kiên quyết: "Con mình đẻ ra thì sẽ tự tay nuôi nấng và cho ăn học, chứ gửi con đi xa thì đứt từng khúc ruột". Trong ảnh, con trai út tên Ngô Doãn Nhân (phải) ngồi cạnh cháu nội của bà Hải.
Trong số 13 người con thì bé Tới được học cao nhất, đến lớp 11. Sau đó Tới bị bạn trêu chuyện bố mẹ đẻ nhiều, nên buồn chán rồi bỏ học. Còn các đứa trẻ khác cứ hồn nhiên lớn lên như cây cỏ, bữa no bữa đói.
Nhờ sự quan tâm của chính quyền địa phương, các con bà được đi học miễn đóng phí. Thế nhưng, bữa ăn hàng ngày còn không đủ thì tiền sách vở, quần áo cho các con là một điều vô cùng khó khăn với người mẹ này. Trong ảnh, đàn con chị Hải đang ngủ trưa.
Mỗi buổi chiều mẹ con lại ra túp lều ở cánh đồng để chăm gà, cá. Thu nhập hàng ngày không có mà chỉ trông vào cuối năm nên các bữa ăn hàng ngày rất đạm bạc.
Em Hoàng mò trai ốc cho mẹ. Mỗi ngày em 2 buổi mò tôm bắt ốc, nhiều thì để bán, ít thì để ăn.
Thấy nhà đông con, có người trong làng gửi bò cho trông giúp. Bà Hải lo lắng cho biết, con cái giờ đang tuổi chơi chưa có ý thức, nếu mất một con bò thì tiền đền rất lớn, nhưng sợ nhất là người ta nghĩ nhà mình nghèo nên khuất tất.
Nhìn những đứa con còn ngây thơ, đùa nghịch ngoài bờ đầm, bà bảo: “Đẻ nhiều quá nên không chăm sóc được đứa nào chu đáo. Chúng nó thiếu thốn cả tinh thần và vật chất so với bạn bè cùng trang lứa".
Khu đầm bãi mà bà xin tăng gia gần chục năm nay thuộc đất dự án. Hiện, phường Đồng Mai đang thu hồi để san lấp. Người phụ nữ chia sẻ, cuộc sống gia đình hàng ngày trông vào khu đầm, nay phải trả lại đất nên càng bế tắc.