Đại lộ Thăng Long (tên cũ khi chưa mở rộng là đường Láng – Hòa Lạc) là tuyến đường cao tốc nối trung tâm Hà Nội với quốc lộ 21A cũ, nay là điểm đầu của đường Hồ Chí Minh. Chiều dài toàn tuyến 30 km, nằm gọn trong địa giới thành phố.Chiều rộng trung bình 140 m, bao gồm 2 dải đường cao tốc quy mô, mỗi dải 3 làn xe rộng 16,25 m; 2 dải đường đô thị 2 làn xe cơ giới rộng 10,5 m; dải phân cách giữa 2 đường cao tốc rộng 20 m; 2 dải đất dự trữ giữa hai dải đường đô thị.Ngoài ra, còn dải trồng cây xanh và vỉa hè. Toàn tuyến có 2 đường hầm, 13 cầu vượt ngang đường.Dọc hai bên đại lộ, nhiều dự án bất động sản đang được thực hiện. Cũng có cả một số công trình xây dựng bao năm qua bị bỏ hoang.Trong những ngày qua, dư luận xôn xao về việc ông Nguyễn Đức Chung – Chủ tịch UBND TP Hà Nội, tiết lộ thành phố phải chi tới 53 tỷ đồng cho việc cắt cỏ toàn bộ 24 km Đại lộ Thăng Long. Như vậy, mỗi năm mất khoảng 2,2 tỷ đồng, mỗi tháng khoảng 180 triệu đồng, mỗi ngày khoảng 6 triệu đồng cho 1 km.Theo ghi nhận chiều 17/8, cỏ tại đây mọc um tùm, không có dấu hiệu của bàn tay công nhân làm việc. Nhiều cây dại mọc vươn cao, đặc biệt là khu vực thuộc quận Nam Từ Liêm.Ông Chung cho biết, khoảng 3 năm trở lại đây, thành phố đã thực hiện chính sách xã hội hóa việc trồng cây xanh."Tuy nhiên, bản chất của việc xã hội hóa không phải là tiền của tư nhân bỏ ra, mà vẫn lấy tiền từ ngân sách thành phố để đặt hàng các doanh nghiệp trồng cây xanh", ông Chung nói.Dọc trục đại lộ, nhiều đoạn cây cỏ đã mọc tràn ra lề đường. Mỗi khi ôtô đi qua, ngọn cỏ lau rung rinh.Đại lộ Thăng Long là một trong những công trình giao thông trọng điểm, hiện đại của cả nước với lưu lượng xe cộ qua lại khá đông (mỗi ngày khoảng 2000 xe).Ông Nguyễn Đức Chung cũng nói rõ định hướng thời gian tới, thành phố sẽ biến 98 ha đất trống ở Đại lộ Thăng Long như một cánh rừng nối dài từ Ba Vì về Trung tâm Hội nghị Quốc gia.Cụ thể, Hà Nội sẽ trồng khoảng 45.000 cây xanh trên đại lộ này, trước mắt là trồng khoảng 20.000 cây cọ dầu theo 4 luống. Toàn bộ cây xanh được trồng trên đại lộ Thăng Long được doanh nghiệp tặng.“Công ty cây xanh và một số công ty khác trồng miệt mài từ đầu năm đến nay chưa hết 40 tỷ đồng. Cây xanh tồn tại được cả trăm năm, còn trồng cây hoa việc cắt tỉa rất lãng phí. Ở các nước người ta trồng cây tự nhiên để tạo cảnh quan chứ không làm tốn kém như mình”, Chủ tịch UBND TP Hà Nội thông tin.Đại lộ Thăng Long chạy cơ bản theo hướng Đông - Tây, nằm trong ranh giới giữa quận Cầu Giấy và quận Nam Từ Liêm đi qua địa bàn các phường, xã: Trung Hòa (quận Cầu Giấy); Mễ Trì, Phú Đô (quận Nam Từ Liêm); An Khánh, An Thượng(huyện Hoài Đức)...Trong ảnh là điểm cuối của Đại lộ Thăng Long, nơi giao cắt với điểm đầu đường Hồ Chí Minh, địa phận xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất (Hà Nội).
Đại lộ Thăng Long (tên cũ khi chưa mở rộng là đường Láng – Hòa Lạc) là tuyến đường cao tốc nối trung tâm Hà Nội với quốc lộ 21A cũ, nay là điểm đầu của đường Hồ Chí Minh. Chiều dài toàn tuyến 30 km, nằm gọn trong địa giới thành phố.
Chiều rộng trung bình 140 m, bao gồm 2 dải đường cao tốc quy mô, mỗi dải 3 làn xe rộng 16,25 m; 2 dải đường đô thị 2 làn xe cơ giới rộng 10,5 m; dải phân cách giữa 2 đường cao tốc rộng 20 m; 2 dải đất dự trữ giữa hai dải đường đô thị.
Ngoài ra, còn dải trồng cây xanh và vỉa hè. Toàn tuyến có 2 đường hầm, 13 cầu vượt ngang đường.
Dọc hai bên đại lộ, nhiều dự án bất động sản đang được thực hiện. Cũng có cả một số công trình xây dựng bao năm qua bị bỏ hoang.
Trong những ngày qua, dư luận xôn xao về việc ông Nguyễn Đức Chung – Chủ tịch UBND TP Hà Nội, tiết lộ thành phố phải chi tới 53 tỷ đồng cho việc cắt cỏ toàn bộ 24 km Đại lộ Thăng Long. Như vậy, mỗi năm mất khoảng 2,2 tỷ đồng, mỗi tháng khoảng 180 triệu đồng, mỗi ngày khoảng 6 triệu đồng cho 1 km.
Theo ghi nhận chiều 17/8, cỏ tại đây mọc um tùm, không có dấu hiệu của bàn tay công nhân làm việc. Nhiều cây dại mọc vươn cao, đặc biệt là khu vực thuộc quận Nam Từ Liêm.
Ông Chung cho biết, khoảng 3 năm trở lại đây, thành phố đã thực hiện chính sách xã hội hóa việc trồng cây xanh.
"Tuy nhiên, bản chất của việc xã hội hóa không phải là tiền của tư nhân bỏ ra, mà vẫn lấy tiền từ ngân sách thành phố để đặt hàng các doanh nghiệp trồng cây xanh", ông Chung nói.
Dọc trục đại lộ, nhiều đoạn cây cỏ đã mọc tràn ra lề đường. Mỗi khi ôtô đi qua, ngọn cỏ lau rung rinh.
Đại lộ Thăng Long là một trong những công trình giao thông trọng điểm, hiện đại của cả nước với lưu lượng xe cộ qua lại khá đông (mỗi ngày khoảng 2000 xe).
Ông Nguyễn Đức Chung cũng nói rõ định hướng thời gian tới, thành phố sẽ biến 98 ha đất trống ở Đại lộ Thăng Long như một cánh rừng nối dài từ Ba Vì về Trung tâm Hội nghị Quốc gia.
Cụ thể, Hà Nội sẽ trồng khoảng 45.000 cây xanh trên đại lộ này, trước mắt là trồng khoảng 20.000 cây cọ dầu theo 4 luống. Toàn bộ cây xanh được trồng trên đại lộ Thăng Long được doanh nghiệp tặng.
“Công ty cây xanh và một số công ty khác trồng miệt mài từ đầu năm đến nay chưa hết 40 tỷ đồng. Cây xanh tồn tại được cả trăm năm, còn trồng cây hoa việc cắt tỉa rất lãng phí. Ở các nước người ta trồng cây tự nhiên để tạo cảnh quan chứ không làm tốn kém như mình”, Chủ tịch UBND TP Hà Nội thông tin.
Đại lộ Thăng Long chạy cơ bản theo hướng Đông - Tây, nằm trong ranh giới giữa quận Cầu Giấy và quận Nam Từ Liêm đi qua địa bàn các phường, xã: Trung Hòa (quận Cầu Giấy); Mễ Trì, Phú Đô (quận Nam Từ Liêm); An Khánh, An Thượng(huyện Hoài Đức)...
Trong ảnh là điểm cuối của Đại lộ Thăng Long, nơi giao cắt với điểm đầu đường Hồ Chí Minh, địa phận xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất (Hà Nội).