Thánh đường Hồi Giáo Al-Noor (Al-Noor Mosque) ngụ tại số 12 Hàng Lược, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đầu thế kỷ 19, các thương gia từ Ấn Độ và các nước Trung Đông đã đến miền Bắc Việt Nam để mua bán vải vóc và trao đổi tiền tệ. Họ là nhóm thương gia giàu có và nắm giữ thị phần lụa, vải vóc lớn. Ảnh: Trọng Nghĩa
Tại Hà Nội, nhóm người này sống tập trung ở khu Hàng Đào (Hoàn Kiếm, Hà Nội). Để đáp ứng nhu cầu tôn giáo, năm 1885, nhóm cộng đồng người Ấn từ Bombay (nay là Mumbai, Ấn Độ) đã quyên tiền để dựng Thánh đường Hồi giáo Al Noor. Thánh đường được xây dựng từ năm 1885 - 1890, hiện được quản lý bởi Cộng đồng Hồi giáo Hà Nội. Ảnh: Trọng Nghĩa
Nhà thờ khá nhỏ, với diện tích khoảng 700 m2, nhưng những nơi thờ phượng được xây dựng theo phong cách Hồi giáo điển hình, với một mái vòm, cửa cong và tháp nhọn. Ảnh: Trọng NghĩaThứ 6 hàng tuần, Thánh đường Hồi giáo duy nhất của Hà Nội và miền Bắc Al Noor (số 12 Hàng Lược) luôn chật kín tín đồ từ khắp Thủ đô và vùng lân cận. Imam - người dẫn lễ sẽ chủ trì buổi lễ bằng ngôn ngữ tiếng Việt, sau đến tiếng Anh. Ảnh: Trọng NghĩaBên cạnh ngày lễ chính thứ 6 hàng tuần, người Hồi giáo còn có 2 ngày lễ đặc biệt quan trọng là ngày kết thúc tháng ăn chay Ramadan và lễ hành hương về Thánh địa Mecca. Ảnh: Trọng NghĩaTháng 12/2011, TP Hà Nội đã cho phép thành lập Ban Quản trị (lâm thời) Thánh đường Al Noor Hà Nội - tổ chức đại diện cho những người Hồi giáo sinh sống và làm việc tại Thủ đô. Ảnh: Trọng NghĩaÔngĐoàn Hồng Cương - 65 tuổi, người trông coi Thánh đường.
Ảnh: Trọng NghĩaTại Hà Nội, do cộng đồng Hồi giáo không nhiều, chỉ khoảng 1.000 người, trong đó có khoảng 200-250 người Việt Nam, còn lại là người nước ngoài sinh sống và công tác tại đây, một số ít còn lại là khách du lịch theo đạo Hồi. Ảnh: Trọng NghĩaTuy sống ở Việt Nam, các tín đồ Hồi Giáo vẫn luôn tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc định cấm kị như không ăn thịt lợn. Ảnh: internetTrong quan niệm người Hồi giáo, lợn là con vật bẩn thỉu nên bị cấm ăn.Những đồ uống có cồn như bia rượu cũng bị cấm triệt để. Người Hồi giáo được phép ăn thịt bò, nhưng phải do chính người Hồi giáo giết mổ. Tất cả những loài vật ăn thịt loài vật khác như chó, mèo, cá sấu... cùng với tiết động vật cũng thuộc danh sách không bao giờ đụng miệng.
Thánh đường Hồi Giáo Al-Noor (Al-Noor Mosque) ngụ tại số 12 Hàng Lược, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đầu thế kỷ 19, các thương gia từ Ấn Độ và các nước Trung Đông đã đến miền Bắc Việt Nam để mua bán vải vóc và trao đổi tiền tệ. Họ là nhóm thương gia giàu có và nắm giữ thị phần lụa, vải vóc lớn. Ảnh: Trọng Nghĩa
Tại Hà Nội, nhóm người này sống tập trung ở khu Hàng Đào (Hoàn Kiếm, Hà Nội). Để đáp ứng nhu cầu tôn giáo, năm 1885, nhóm cộng đồng người Ấn từ Bombay (nay là Mumbai, Ấn Độ) đã quyên tiền để dựng Thánh đường Hồi giáo Al Noor. Thánh đường được xây dựng từ năm 1885 - 1890, hiện được quản lý bởi Cộng đồng Hồi giáo Hà Nội. Ảnh: Trọng Nghĩa
Nhà thờ khá nhỏ, với diện tích khoảng 700 m2, nhưng những nơi thờ phượng được xây dựng theo phong cách Hồi giáo điển hình, với một mái vòm, cửa cong và tháp nhọn. Ảnh: Trọng Nghĩa
Thứ 6 hàng tuần, Thánh đường Hồi giáo duy nhất của Hà Nội và miền Bắc Al Noor (số 12 Hàng Lược) luôn chật kín tín đồ từ khắp Thủ đô và vùng lân cận. Imam - người dẫn lễ sẽ chủ trì buổi lễ bằng ngôn ngữ tiếng Việt, sau đến tiếng Anh. Ảnh: Trọng Nghĩa
Bên cạnh ngày lễ chính thứ 6 hàng tuần, người Hồi giáo còn có 2 ngày lễ đặc biệt quan trọng là ngày kết thúc tháng ăn chay Ramadan và lễ hành hương về Thánh địa Mecca. Ảnh: Trọng Nghĩa
Tháng 12/2011, TP Hà Nội đã cho phép thành lập Ban Quản trị (lâm thời) Thánh đường Al Noor Hà Nội - tổ chức đại diện cho những người Hồi giáo sinh sống và làm việc tại Thủ đô. Ảnh: Trọng Nghĩa
ÔngĐoàn Hồng Cương - 65 tuổi, người trông coi Thánh đường.
Ảnh: Trọng Nghĩa
Tại Hà Nội, do cộng đồng Hồi giáo không nhiều, chỉ khoảng 1.000 người, trong đó có khoảng 200-250 người Việt Nam, còn lại là người nước ngoài sinh sống và công tác tại đây, một số ít còn lại là khách du lịch theo đạo Hồi. Ảnh: Trọng Nghĩa
Tuy sống ở Việt Nam, các tín đồ Hồi Giáo vẫn luôn tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc định cấm kị như không ăn thịt lợn. Ảnh: internet
Trong quan niệm người Hồi giáo, lợn là con vật bẩn thỉu nên bị cấm ăn.
Những đồ uống có cồn như bia rượu cũng bị cấm triệt để. Người Hồi giáo được phép ăn thịt bò, nhưng phải do chính người Hồi giáo giết mổ. Tất cả những loài vật ăn thịt loài vật khác như chó, mèo, cá sấu... cùng với tiết động vật cũng thuộc danh sách không bao giờ đụng miệng.