Thăng Long, Nhật Tân, Long Biên, Chương Dương, Vĩnh Tuy, Thanh Trì, là 6 cây cầu bắc qua sông Hồng có vai trò trọng yếu trong kết nối giao thông Hà Nội.Cầu Vĩnh Tuy (khởi công: 2005, thông xe: 2010), nối quận Hai Bà Trưng và quận Long Biên (xem chi tiết cầu Vĩnh Tuy tại đây)Cầu Thanh Trì (khởi công: 2002 - thông xe: 2007), nối quận Hoàng Mai với quận Long Biên (xem chi tiết cầu Thanh Trì tại đây).Cầu Long Biên (khởi công: 1899 - hoàn thành: 1902), nối quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên (xem chi tiết cầu Long Biên tại đây).Cầu Thăng Long (khởi công: 1974 - thông xe: 1985), nối sân bay quốc tế Nội Bài với trung tâm Hà Nội (xem chi tiết cầu Thăng Long tại đây).Cầu Nhật Tân khởi công năm 2009, thông xe năm 2015, nối quận Tây Hồ với huyện Đông Anh. Cầu Nhật Tân là cầu dây văng đầu tiên của Hà Nội với tổng chiều dài gồm đường dẫn là 8.900 m, phần chính cầu dài 1.500 m.Sáu nhịp dây văng kết hợp cùng 5 trụ tháp hình thoi - tượng trưng cho 5 cửa ô. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 13.600 tỷ đồng, gồm vốn vay từ cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản - JICA và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam. Mặt cầu rộng 33,2 m với 8 làn xe cho cả hai chiều, chia thành 4 làn xe cơ giới, 2 làn xe buýt, 2 dải hỗn hợp, phân cách giữa, đường dành cho người đi bộ.Cầu Nhật Tân được khánh thành đồng bộ với đường Nhật Tân - Nội Bài tạo nên một tuyến cao tốc hiện đại, rút ngắn gần một nửa thời gian di chuyển từ Cảng hàng không quốc tế Nội Bài tới trung tâm Hà Nội. Cầu Chương Dương (khởi công năm 1983, hoàn thành năm 1986) bắc qua sông Hồng, trên quốc lộ 1A tại km170+200, địa phận Hà Nội, nối trung tâm quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên. Đây là cây cầu lớn lần đầu tiên được thiết kế và thi công tại Việt Nam không cần có sự trợ giúp kỹ thuật của các kỹ sư nước ngoài. Thiết kế ban đầu của cầu ước tính đáp ứng 7.000 phương tiện mỗi ngày nhưng sau đó lượng xe tăng gấp 3-4 lần. Cuối những năm 1990, cầu Chương Dương liên tục quá tải khiến Hà Nội phải xây dựng thêm hệ thống vòng xoay ở phía Nam cầu để giải tỏa tình trạng tắc nghẽn lối lên xuống hướng đường Trần Quang Khải và Trần Nhật Duật.Cầu Chương Dương dài 1.230 m, gồm 21 nhịp: 11 nhịp thép; 10 nhịp bê tông trong đó 7 nhịp ở phía Hà Nội và phía Gia Lâm có 3 nhịp. Cầu chia làm bốn làn xe chạy hai chiều, ở giữa có phần cánh gà mỗi bên rộng 5 m. Phía ngoài cùng có làn đường dành cho xe máy rộng 1,5 m.
Thăng Long, Nhật Tân, Long Biên, Chương Dương, Vĩnh Tuy, Thanh Trì, là 6 cây cầu bắc qua sông Hồng có vai trò trọng yếu trong kết nối giao thông Hà Nội.
Cầu Vĩnh Tuy (khởi công: 2005, thông xe: 2010), nối quận Hai Bà Trưng và quận Long Biên (xem chi tiết cầu Vĩnh Tuy tại đây)
Cầu Thanh Trì (khởi công: 2002 - thông xe: 2007), nối quận Hoàng Mai với quận Long Biên (xem chi tiết cầu Thanh Trì tại đây).
Cầu Long Biên (khởi công: 1899 - hoàn thành: 1902), nối quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên (xem chi tiết cầu Long Biên tại đây).
Cầu Thăng Long (khởi công: 1974 - thông xe: 1985), nối sân bay quốc tế Nội Bài với trung tâm Hà Nội (xem chi tiết cầu Thăng Long tại đây).
Cầu Nhật Tân khởi công năm 2009, thông xe năm 2015, nối quận Tây Hồ với huyện Đông Anh. Cầu Nhật Tân là cầu dây văng đầu tiên của Hà Nội với tổng chiều dài gồm đường dẫn là 8.900 m, phần chính cầu dài 1.500 m.
Sáu nhịp dây văng kết hợp cùng 5 trụ tháp hình thoi - tượng trưng cho 5 cửa ô. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 13.600 tỷ đồng, gồm vốn vay từ cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản - JICA và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam. Mặt cầu rộng 33,2 m với 8 làn xe cho cả hai chiều, chia thành 4 làn xe cơ giới, 2 làn xe buýt, 2 dải hỗn hợp, phân cách giữa, đường dành cho người đi bộ.
Cầu Nhật Tân được khánh thành đồng bộ với đường Nhật Tân - Nội Bài tạo nên một tuyến cao tốc hiện đại, rút ngắn gần một nửa thời gian di chuyển từ Cảng hàng không quốc tế Nội Bài tới trung tâm Hà Nội.
Cầu Chương Dương (khởi công năm 1983, hoàn thành năm 1986) bắc qua sông Hồng, trên quốc lộ 1A tại km170+200, địa phận Hà Nội, nối trung tâm quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên. Đây là cây cầu lớn lần đầu tiên được thiết kế và thi công tại Việt Nam không cần có sự trợ giúp kỹ thuật của các kỹ sư nước ngoài.
Thiết kế ban đầu của cầu ước tính đáp ứng 7.000 phương tiện mỗi ngày nhưng sau đó lượng xe tăng gấp 3-4 lần. Cuối những năm 1990, cầu Chương Dương liên tục quá tải khiến Hà Nội phải xây dựng thêm hệ thống vòng xoay ở phía Nam cầu để giải tỏa tình trạng tắc nghẽn lối lên xuống hướng đường Trần Quang Khải và Trần Nhật Duật.
Cầu Chương Dương dài 1.230 m, gồm 21 nhịp: 11 nhịp thép; 10 nhịp bê tông trong đó 7 nhịp ở phía Hà Nội và phía Gia Lâm có 3 nhịp. Cầu chia làm bốn làn xe chạy hai chiều, ở giữa có phần cánh gà mỗi bên rộng 5 m. Phía ngoài cùng có làn đường dành cho xe máy rộng 1,5 m.