Ngày 15/10, Công an tỉnh Lai Châu cho biết đang tạm giữ Triệu Vạn Phúc (40 tuổi, ở huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu) để điều tra về hành vi giết người, cướp tài sản. Theo cơ quan chức năng, Phúc khai biết bà N. (50 tuổi, ở huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu) có nhu cầu giải hạn nên giả làm thầy cúng để chiếm đoạt tài sản. Phúc yêu cầu bà N. chuẩn bị đồ lễ gồm tiền, vàng, bạc và một số vật dụng khác. Sau đó, nghi phạm lên rừng hái lá ngón để nấu lấy nước. Ngày 10/10, Phúc hẹn bà N. mang theo đồ cúng lễ đến khu rừng tái sinh ở xã Tả Phìn, huyện Sìn Hồ. Tại đây, Phúc đưa chai nước lá ngón cho nạn nhân uống. Người phụ nữ tử vong tại chỗ sau khi uống nước chứa chất độc. Cảnh sát xác định Phúc đã mang hơn 16kg bạc, 8 chỉ vàng của bà N. về nhà cất giấu. Trao đổi với PV Báo Tri thức và Cuộc sồng, luật sư Hoàng Tùng – Trưởng Văn phòng Trung Hòa (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho biết: "Đối với đồng bào dân tộc miền núi phía Bắc và ngay cả những người ở vùng đồng bằng như chúng ta hầu hết đều biết rằng lá ngón có chất độc gây chết người. Mọi người đều không ăn, uống lá ngón. Chính vì vậy, cơ quan điều tra cần xác minh đối với nghi can Phúc, trường hợp xác định có dấu hiệu tội phạm thì nhanh chóng khởi tố vụ án hình sự và khởi tố bị can đối với Phúc". Theo luật sư, việc Phúc lừa nạn nhân uống nước lá ngón là hành vi có dấu hiệu của tội giết người theo tại khoản 1 Điều 123 Bộ luật Hình sự. Mức hình phạt của tội này là phạt tù từ 15 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Luật sư Tùng cho hay, việc giết người nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản là bạc, vàng và tài sản khác còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cướp tài sản. Tuy nhiên, cần xác định chính xác số tài sản mà Phúc chiếm đoạt có trị giá bao nhiêu để xác định khung hình phạt.''Vụ việc trên còn thể hiện một trong những mặt trái của các hủ tục, mê tín. Đây là một trong những điều kiện lý tưởng để các đối tượng lợi dụng, làm công cụ để thực hiện nhiều loại tội phạm. Tín ngưỡng và bản sắc văn hóa tất nhiên cần phải lưu giữ, nhưng cần phải hiểu rõ sự khác biệt giữa tín ngưỡng và mê tín dị đoan để tránh thiệt hại về người và của'' - luật sư nhấn mạnh.Hiện vụ thầy cúng giả dùng nước lá ngón hạ độc nạn nhân ở Lai Châu đang được cơ quan chức năng điều tra, làm rõ.>>>> Xem thêm video: An Giang: Phá nhanh vụ giết người giấu xác trong đêm. Nguồn: Đài Truyền Hình Đồng Tháp.
Ngày 15/10, Công an tỉnh Lai Châu cho biết đang tạm giữ Triệu Vạn Phúc (40 tuổi, ở huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu) để điều tra về hành vi giết người, cướp tài sản.
Theo cơ quan chức năng, Phúc khai biết bà N. (50 tuổi, ở huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu) có nhu cầu giải hạn nên giả làm thầy cúng để chiếm đoạt tài sản. Phúc yêu cầu bà N. chuẩn bị đồ lễ gồm tiền, vàng, bạc và một số vật dụng khác. Sau đó, nghi phạm lên rừng hái lá ngón để nấu lấy nước.
Ngày 10/10, Phúc hẹn bà N. mang theo đồ cúng lễ đến khu rừng tái sinh ở xã Tả Phìn, huyện Sìn Hồ. Tại đây, Phúc đưa chai nước lá ngón cho nạn nhân uống. Người phụ nữ tử vong tại chỗ sau khi uống nước chứa chất độc. Cảnh sát xác định Phúc đã mang hơn 16kg bạc, 8 chỉ vàng của bà N. về nhà cất giấu.
Trao đổi với PV Báo Tri thức và Cuộc sồng, luật sư Hoàng Tùng – Trưởng Văn phòng Trung Hòa (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho biết: "Đối với đồng bào dân tộc miền núi phía Bắc và ngay cả những người ở vùng đồng bằng như chúng ta hầu hết đều biết rằng lá ngón có chất độc gây chết người. Mọi người đều không ăn, uống lá ngón. Chính vì vậy, cơ quan điều tra cần xác minh đối với nghi can Phúc, trường hợp xác định có dấu hiệu tội phạm thì nhanh chóng khởi tố vụ án hình sự và khởi tố bị can đối với Phúc".
Theo luật sư, việc Phúc lừa nạn nhân uống nước lá ngón là hành vi có dấu hiệu của tội giết người theo tại khoản 1 Điều 123 Bộ luật Hình sự. Mức hình phạt của tội này là phạt tù từ 15 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Luật sư Tùng cho hay, việc giết người nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản là bạc, vàng và tài sản khác còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cướp tài sản. Tuy nhiên, cần xác định chính xác số tài sản mà Phúc chiếm đoạt có trị giá bao nhiêu để xác định khung hình phạt.
''Vụ việc trên còn thể hiện một trong những mặt trái của các hủ tục, mê tín. Đây là một trong những điều kiện lý tưởng để các đối tượng lợi dụng, làm công cụ để thực hiện nhiều loại tội phạm. Tín ngưỡng và bản sắc văn hóa tất nhiên cần phải lưu giữ, nhưng cần phải hiểu rõ sự khác biệt giữa tín ngưỡng và mê tín dị đoan để tránh thiệt hại về người và của'' - luật sư nhấn mạnh.
Hiện vụ thầy cúng giả dùng nước lá ngón hạ độc nạn nhân ở Lai Châu đang được cơ quan chức năng điều tra, làm rõ.