"Tôi nghĩ rằng bình minh đang đến đất nước ta, tôi tin tưởng các bạn, những doanh nghiệp sẽ đóng góp cho bình minh rực sáng trên Tổ quốc Việt Nam thân yêu. Với tinh thần đó, tôi tin tưởng rằng chúng ta sẽ xây dựng một hệ sinh thái lành mạnh, mà ở đó tất cả các thành phần kinh tế đều phát triển bình đẳng, kết nối và hỗ trợ nhau, đem lại sự thịnh vượng và phát triển kinh tế chung cho Việt Nam", Thủ tướng nhấn mạnh khi kết luận Hội nghị chiều 17/5.Thủ tướng kêu gọi doanh nghiệp hãy chiếm lĩnh trước tiên thị trường lớn thứ 13 của thế giới, lại là đồng bào của mình, từ đó đủ sức tiến lên từng bước, chiếm lĩnh thị trường với nhiều sản phẩm lợi thế của Việt Nam. Bỏ qua thị trường này, chúng ta thất bại.Người đứng đầu Chính phủ cho rằng cần theo đuổi mục tiêu phát triển bao trùm một cách xuyên suốt, nhất quán trên nền tảng cải cách thể chế theo hướng cởi mở, thân thiện, trao cơ hội cho mọi thành phần kinh tế đóng góp và hưởng lợi một cách bình đẳng, công bằng từ những thành quả tăng trưởng thương mại. Ông khẳng định một lần nữa rằng mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng, không phân biệt công hay tư.Thủ tướng cũng nhắc lại câu nói của nguyên Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh: Hãy tự cứu mình trước khi trời cứu. "Chúng ta phải tự đổi mới, tự cải cách, tự phát triển trong xu thế, trong môi trường đầu tư kinh doanh mà Chính phủ đang đặt ra, là tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế phát triển ở Việt Nam", người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh.Dẫn lại ví dụ về việc đồng ý cho Uber, Grab vào hoạt động dù quản lý rất khó khăn, Thủ tướng nhấn mạnh tư duy không phải vì không quản lý được thì chúng ta cấm.Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh chi phí thủ tục hành chính về thuế, hải quan, giấy phép, phí BOT, chi phí về logicstic, chi phí sử dụng các công trình dịch vụ công, nhất là chi phí kiểm định, thẩm định, giám định... đang đè nặng lên doanh nghiệp. "Có đồng chí đề nghị Thủ tướng năm nay đặt tên là năm giảm phí cho doanh nghiệp”, ông nói.Theo Thủ tướng, ở trong nước, chúng ta nói "Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam chất lượng cao", bây giờ chúng ta chuyển sang tâm thế "Hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam". Nâng cao chất lượng, mẫu mã bao bì, giá thành... là quan trọng với thị trường 100 triệu dân của Việt Nam.Người đứng đầu Chính phủ cũng nhắc lại lời cha ông ta đã nói, dân cường thì nước thịnh, muốn đất nước giàu mạnh thì dân phải giàu. Đất nước không thể giàu mạnh nếu cộng đồng doanh nghiệp yếu kém.Theo Thủ tướng, trong một năm qua, Chính phủ và các địa phương đã “gãi đúng chỗ” chứ không phải “ngứa trên đầu, gãi dưới chân”. Mặc dù chưa hoàn thiện nhưng so với Hội nghị lần trước tổ chức tại TP.HCM thì những bức xúc, tính gay gắt trong phản ánh của doanh nghiệp đã giảm đi rất nhiều.Thủ tướng cho rằng một trong các tồn tại hiện nay là về thuế, phí còn cao, không chỉ những chi phí liên quan đến thủ tục hành chính mà còn liên quan đến phí sử dụng công trình BOT, bến bãi, cảng biển, cầu đường..., đặc biệt chi phí không chính thức, phí bôi trơn.
"Tôi nghĩ rằng bình minh đang đến đất nước ta, tôi tin tưởng các bạn, những doanh nghiệp sẽ đóng góp cho bình minh rực sáng trên Tổ quốc Việt Nam thân yêu. Với tinh thần đó, tôi tin tưởng rằng chúng ta sẽ xây dựng một hệ sinh thái lành mạnh, mà ở đó tất cả các thành phần kinh tế đều phát triển bình đẳng, kết nối và hỗ trợ nhau, đem lại sự thịnh vượng và phát triển kinh tế chung cho Việt Nam", Thủ tướng nhấn mạnh khi kết luận Hội nghị chiều 17/5.
Thủ tướng kêu gọi doanh nghiệp hãy chiếm lĩnh trước tiên thị trường lớn thứ 13 của thế giới, lại là đồng bào của mình, từ đó đủ sức tiến lên từng bước, chiếm lĩnh thị trường với nhiều sản phẩm lợi thế của Việt Nam. Bỏ qua thị trường này, chúng ta thất bại.
Người đứng đầu Chính phủ cho rằng cần theo đuổi mục tiêu phát triển bao trùm một cách xuyên suốt, nhất quán trên nền tảng cải cách thể chế theo hướng cởi mở, thân thiện, trao cơ hội cho mọi thành phần kinh tế đóng góp và hưởng lợi một cách bình đẳng, công bằng từ những thành quả tăng trưởng thương mại. Ông khẳng định một lần nữa rằng mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng, không phân biệt công hay tư.
Thủ tướng cũng nhắc lại câu nói của nguyên Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh: Hãy tự cứu mình trước khi trời cứu. "Chúng ta phải tự đổi mới, tự cải cách, tự phát triển trong xu thế, trong môi trường đầu tư kinh doanh mà Chính phủ đang đặt ra, là tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế phát triển ở Việt Nam", người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh.
Dẫn lại ví dụ về việc đồng ý cho Uber, Grab vào hoạt động dù quản lý rất khó khăn, Thủ tướng nhấn mạnh tư duy không phải vì không quản lý được thì chúng ta cấm.
Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh chi phí thủ tục hành chính về thuế, hải quan, giấy phép, phí BOT, chi phí về logicstic, chi phí sử dụng các công trình dịch vụ công, nhất là chi phí kiểm định, thẩm định, giám định... đang đè nặng lên doanh nghiệp. "Có đồng chí đề nghị Thủ tướng năm nay đặt tên là năm giảm phí cho doanh nghiệp”, ông nói.
Theo Thủ tướng, ở trong nước, chúng ta nói "Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam chất lượng cao", bây giờ chúng ta chuyển sang tâm thế "Hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam". Nâng cao chất lượng, mẫu mã bao bì, giá thành... là quan trọng với thị trường 100 triệu dân của Việt Nam.
Người đứng đầu Chính phủ cũng nhắc lại lời cha ông ta đã nói, dân cường thì nước thịnh, muốn đất nước giàu mạnh thì dân phải giàu. Đất nước không thể giàu mạnh nếu cộng đồng doanh nghiệp yếu kém.
Theo Thủ tướng, trong một năm qua, Chính phủ và các địa phương đã “gãi đúng chỗ” chứ không phải “ngứa trên đầu, gãi dưới chân”. Mặc dù chưa hoàn thiện nhưng so với Hội nghị lần trước tổ chức tại TP.HCM thì những bức xúc, tính gay gắt trong phản ánh của doanh nghiệp đã giảm đi rất nhiều.
Thủ tướng cho rằng một trong các tồn tại hiện nay là về thuế, phí còn cao, không chỉ những chi phí liên quan đến thủ tục hành chính mà còn liên quan đến phí sử dụng công trình BOT, bến bãi, cảng biển, cầu đường..., đặc biệt chi phí không chính thức, phí bôi trơn.