Máy bay huấn luyện chiến đấu phản lực cận âm 2 chỗ ngồi L-39C hiện phục vụ chủ yếu trong Không quân Nhân dân Việt Nam và Không quân Hoàng gia Campuchia. Đây là một trong những loại máy bay huấn luyện phổ biến trên thế giới (hoạt động ở 30 quốc gia) do hãng Aero Vodochody (Tiệp Khắc) phát triển từ những năm 1960.
Hiện nay, Không quân Hoàng gia Campuchia sở hữu khoảng 5 chiếc L-39 vừa làm nhiệm vụ huấn luyện vừa làm nhiệm vụ cường kích hạng nhẹ.
L-39C thiết kế làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu phi công và có thể đáp ứng vai trò là máy bay cường kích khi cần. L-39C đạt tốc độ cận âm 980km/h, bán kính hoạt động tới hơn 800km (lượng nhiên liệu trong và ngoài máy bay), mang được 284kg vũ khí ở 2 giá treo trên cánh.
Không quân Myanmar lại chọn lựa những máy bay huấn luyện chiến đấu phản lực do Trung Quốc sản xuất, Hồng Du K-8. Myanmar hiện có trong biên chế 12 chiếc loại này và đang đặt hàng thêm 38 chiếc, đơn giá 10 triệu USD/chiếc.
Tương tự L-39C, Hồng Du K-8 đáp ứng yêu cầu huấn luyện phi công và cả làm nhiệm vụ chiến đấu khi cần. K-8 đạt tốc độ tối đa 800km/h, bán kính hoạt động hơn 1.000km. Máy bay có khả năng mang 1 tấn vũ khí trên 5 giá treo gồm: tên lửa không đối không tầm ngắn PL-5/7; bom 200/250kg; rocket 57mm.
Không quân Philippines hiện có trong biên chế 5 chiếc máy bay huấn luyện chiến đấu phản lực cận âm SIAI-Marchetti S.211 (Italy sản xuất).
S.211 đạt tốc độ tối đa 740km/h, bán kính hoạt động hơn 800km. Máy bay có 4 giá treo mang được 660kg vũ khí gồm súng máy, bom và rocket 68mm. Với tình hình hiện tại của Philippines không có chiến đấu cơ, những chiếc S.211 có thể đóng vai trò chiến đấu nhiều hơn là huấn luyện. Không quân Indonesia hiện có trong biên chế 8 chiếc huấn luyện phản lực cận âm BAE Hawk 109 (do Anh sản xuất). Đây là biến thể của mẫu Hawk 109 xuất khẩu cho Indonesia, trang bị thêm tổ hợp ngắm hồng ngoại nhìn phía trước, thiết kế lại cánh và thêm hệ thống lái HOTAS. Những chiếc Hawk 109 của Indonesia đạt tốc độ bay 1.028km/h, bán kính hoạt động hơn 1.200km. So với L-39C hay K-8, Hawk 109 có thể mang nhiều vũ khí hơn lên tới 3 tấn trên 5 giá treo (tên lửa đối không AIM-9, bom) cho phép làm nhiệm vụ phụ - chiến đấu khi cần tốt hơn bên cạnh nhiệm vụ chính là huấn luyện phi công lái máy bay chiến đấu. Ngoài Indonesia, Malaysia cũng sử dụng những chiếc Hawk 108 có cấu hình tương tự Hawk 109. Bên cạnh đó, Không quân Hoàng gia Malaysia duy trì 8 chiếc MB-339CM Do hãng Alenia Aermacchi Italy sản xuất từ những năm 1980. MB-339CM đạt tốc độ 926km/h, bán kính hoạt động gần 800km, không có thông tin về khả năng mang vũ khí làm nhiệm vụ thứ 2 bên cạnh vai trò huấn luyện phi công chiến đấu của loại này.
Tương lai gần, khu vực Đông Nam Á sẽ xuất hiện thiết kế huấn luyện chiến đấu phản lực hiện đại hàng đầu thế giới. Đó là mẫu máy bay huấn luyện phản lực siêu âm 2 chỗ ngồi M-346 Master do Alenia Aermacchi Italy sản xuất. Hiện mới chỉ có Singapore ký hợp đồng mua 12 chiếc loại này. Trong khi các mẫu L-39 hay Hawk đều thiết kế để huấn luyện phi công lái máy bay chiến đấu thế hệ 2-3 thì M-346 Master đáp ứng yêu cầu huấn luyện phi công lái tiêm kích thế hệ 4-5. Trong ảnh là buồng lái hiện đại trên M-346 với màn hình tinh thể lỏng hiển thị thông tin kỹ thuật.
Đặc biệt, M-346 có khả năng đạt tốc độ siêu thanh Mach 1,2. Đây được xem là một trong số ít máy bay huấn luyện chiến đấu trên thế giới đạt tốc độ vượt âm. Ngoài vai trò huấn luyện, M-346 có thể mang tổng cộng 3 tấn vũ khí trên 9 giá treo.
Ngoài M-346, hiện Indonesia đã đặt hàng mua máy bay huấn luyện chiến đấu phản lực siêu âm T-50 Golden Eagle của Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Vũ trụ Hàn Quốc (KAI). Đây cũng là một trong những máy bay huấn luyện hiện đại hàng đầu thế giới.
Những chiếc T-50 có thể đáp ứng yêu cầu huấn luyện phi công chiến đấu và cả khả năng chiến đấu mạnh mẽ khi cần. T-50 trang bị radar điều khiển hỏa lực AN/APG-67 đạt tầm trinh sát tới 75km, có thể hoạt động ở cả chế độ không đối đất (dẫn đường vũ khí đối đất có điều khiển).
T-50 đạt tốc độ còn vượt hơn cả M-346 Master lên tới 1.770km/h (Mach 1,5), bán kính hoạt động hơn 900km. Máy bay có 7 giá treo mang được tên lửa không đối không tầm ngắn AIM-9/tầm trung AIM-120; tên lửa không đối đất AGM-65; bom có điều khiển JDAM, Spice; bom không điều khiển và rocket.
Máy bay huấn luyện chiến đấu phản lực cận âm 2 chỗ ngồi L-39C hiện phục vụ chủ yếu trong Không quân Nhân dân Việt Nam và Không quân Hoàng gia Campuchia. Đây là một trong những loại máy bay huấn luyện phổ biến trên thế giới (hoạt động ở 30 quốc gia) do hãng Aero Vodochody (Tiệp Khắc) phát triển từ những năm 1960.
Hiện nay, Không quân Hoàng gia Campuchia sở hữu khoảng 5 chiếc L-39 vừa làm nhiệm vụ huấn luyện vừa làm nhiệm vụ cường kích hạng nhẹ.
L-39C thiết kế làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu phi công và có thể đáp ứng vai trò là máy bay cường kích khi cần. L-39C đạt tốc độ cận âm 980km/h, bán kính hoạt động tới hơn 800km (lượng nhiên liệu trong và ngoài máy bay), mang được 284kg vũ khí ở 2 giá treo trên cánh.
Không quân Myanmar lại chọn lựa những máy bay huấn luyện chiến đấu phản lực do Trung Quốc sản xuất, Hồng Du K-8. Myanmar hiện có trong biên chế 12 chiếc loại này và đang đặt hàng thêm 38 chiếc, đơn giá 10 triệu USD/chiếc.
Tương tự L-39C, Hồng Du K-8 đáp ứng yêu cầu huấn luyện phi công và cả làm nhiệm vụ chiến đấu khi cần. K-8 đạt tốc độ tối đa 800km/h, bán kính hoạt động hơn 1.000km. Máy bay có khả năng mang 1 tấn vũ khí trên 5 giá treo gồm: tên lửa không đối không tầm ngắn PL-5/7; bom 200/250kg; rocket 57mm.
Không quân Philippines hiện có trong biên chế 5 chiếc máy bay huấn luyện chiến đấu phản lực cận âm SIAI-Marchetti S.211 (Italy sản xuất).
S.211 đạt tốc độ tối đa 740km/h, bán kính hoạt động hơn 800km. Máy bay có 4 giá treo mang được 660kg vũ khí gồm súng máy, bom và rocket 68mm. Với tình hình hiện tại của Philippines không có chiến đấu cơ, những chiếc S.211 có thể đóng vai trò chiến đấu nhiều hơn là huấn luyện.
Không quân Indonesia hiện có trong biên chế 8 chiếc huấn luyện phản lực cận âm BAE Hawk 109 (do Anh sản xuất). Đây là biến thể của mẫu Hawk 109 xuất khẩu cho Indonesia, trang bị thêm tổ hợp ngắm hồng ngoại nhìn phía trước, thiết kế lại cánh và thêm hệ thống lái HOTAS.
Những chiếc Hawk 109 của Indonesia đạt tốc độ bay 1.028km/h, bán kính hoạt động hơn 1.200km. So với L-39C hay K-8, Hawk 109 có thể mang nhiều vũ khí hơn lên tới 3 tấn trên 5 giá treo (tên lửa đối không AIM-9, bom) cho phép làm nhiệm vụ phụ - chiến đấu khi cần tốt hơn bên cạnh nhiệm vụ chính là huấn luyện phi công lái máy bay chiến đấu.
Ngoài Indonesia, Malaysia cũng sử dụng những chiếc Hawk 108 có cấu hình tương tự Hawk 109. Bên cạnh đó, Không quân Hoàng gia Malaysia duy trì 8 chiếc MB-339CM Do hãng Alenia Aermacchi Italy sản xuất từ những năm 1980.
MB-339CM đạt tốc độ 926km/h, bán kính hoạt động gần 800km, không có thông tin về khả năng mang vũ khí làm nhiệm vụ thứ 2 bên cạnh vai trò huấn luyện phi công chiến đấu của loại này.
Tương lai gần, khu vực Đông Nam Á sẽ xuất hiện thiết kế huấn luyện chiến đấu phản lực hiện đại hàng đầu thế giới. Đó là mẫu máy bay huấn luyện phản lực siêu âm 2 chỗ ngồi M-346 Master do Alenia Aermacchi Italy sản xuất. Hiện mới chỉ có Singapore ký hợp đồng mua 12 chiếc loại này.
Trong khi các mẫu L-39 hay Hawk đều thiết kế để huấn luyện phi công lái máy bay chiến đấu thế hệ 2-3 thì M-346 Master đáp ứng yêu cầu huấn luyện phi công lái tiêm kích thế hệ 4-5. Trong ảnh là buồng lái hiện đại trên M-346 với màn hình tinh thể lỏng hiển thị thông tin kỹ thuật.
Đặc biệt, M-346 có khả năng đạt tốc độ siêu thanh Mach 1,2. Đây được xem là một trong số ít máy bay huấn luyện chiến đấu trên thế giới đạt tốc độ vượt âm. Ngoài vai trò huấn luyện, M-346 có thể mang tổng cộng 3 tấn vũ khí trên 9 giá treo.
Ngoài M-346, hiện Indonesia đã đặt hàng mua máy bay huấn luyện chiến đấu phản lực siêu âm T-50 Golden Eagle của Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Vũ trụ Hàn Quốc (KAI). Đây cũng là một trong những máy bay huấn luyện hiện đại hàng đầu thế giới.
Những chiếc T-50 có thể đáp ứng yêu cầu huấn luyện phi công chiến đấu và cả khả năng chiến đấu mạnh mẽ khi cần. T-50 trang bị radar điều khiển hỏa lực AN/APG-67 đạt tầm trinh sát tới 75km, có thể hoạt động ở cả chế độ không đối đất (dẫn đường vũ khí đối đất có điều khiển).
T-50 đạt tốc độ còn vượt hơn cả M-346 Master lên tới 1.770km/h (Mach 1,5), bán kính hoạt động hơn 900km. Máy bay có 7 giá treo mang được tên lửa không đối không tầm ngắn AIM-9/tầm trung AIM-120; tên lửa không đối đất AGM-65; bom có điều khiển JDAM, Spice; bom không điều khiển và rocket.