Hải quân các nước Đông Nam Á đang sử dụng khá nhiều trực thăng tuần tra săn ngầm hiện đại của Mỹ và Phương Tây (ví dụ như SH-60 Sea Hawk, Westland Lynx của Malaysia). Tuy nhiên, xét về thiết kế có “1-0-2” thì dòng trực thăng săn ngầm Kamov Ka-28 của Việt Nam có thể coi là độc đáo nhất khu vực. Ảnh minh họaTheo dữ liệu Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockhom (SIPRI), năm 1988 Liên Xô đã đồng ý viện trợ cho Việt Nam 8 chiếc trực thăng săn ngầm Kamov Ka-28. Toàn bộ số máy bay này được chuyển giao trong giai đoạn 1989-1990. Trong ảnh là 2 trong số 8 chiếc Ka-28 (biến thể xuất khẩu của loại Ka-27PL) của Việt Nam.Điểm làm nên sự độc đáo của trực thăng Kamov là sử dụng cơ cánh quạt nâng đồng trục. Theo đó, thay vì chỉ sự một cánh quạt chính như trực thăng truyền thống, Kamov Ka-28 dùng cơ cấu 2 cánh quạt nâng quay ngược chiều nhau sẽ tạo ra 2 mô men tự quay cũng ngược chiều nhau và vì vậy chúng tự triệt tiêu lẫn nhau. Ảnh minh họaViệc dùng cơ cấu cánh này giúp loại bỏ hoàn toàn cánh quạt đuôi, qua đó giảm tiếng ồn và kích thước bề ngang máy bay. Ngoài ra, nó giúp cho trực thăng có độ cơ động và linh hoạt cao hơn. Và vì không có cánh quạt đuôi nên loại này không ngại gió thổi nang, có thể cất hạ cánh trong mọi điều kiện thời tiết. Ảnh minh họaKamov Ka-28 trang bị hệ thống radar trinh sát mặt nước, hệ thống định vị thủy âm để phát hiện tàu ngầm. Trong ảnh là buồng lái chiếc Ka-27PL – biến thể gốc của chiếc Ka-28 xuất khẩu. Ảnh minh họaKa-28 có khả năng mang được cái loại ngư lôi chống ngầm tầm ngắn và bom. Trong ảnh là 2 quả bom được treo ở giá bên ngoài trực thăng.Hiện nay, 2 tàu hộ vệ tàng hình Gepard 3.9 Project 11661 của Hải quân Nhân dân Việt Nam có sân đáp đáp ứng yêu cầu cất hạ cánh của trực thăng Ka-28. Ka-28 sẽ như là “thợ săn tàu ngầm” bảo vệ tàu Gepard cũng như nhóm tàu chiến trong đội hình. Trong ảnh là sân đáp trực thăng ở đuôi tàu Gepard Việt Nam.Ka-28 được trang bị 2 động cơ tuốc bin trục Isotov TV3-117V cho phép đạt tốc độ bay 270km/h, tầm bay tới 980km. Trong ảnh là chiếc Ka-27PL hạ cánh trên chiến hạm Hải quân Nga.
Hải quân các nước Đông Nam Á đang sử dụng khá nhiều trực thăng tuần tra săn ngầm hiện đại của Mỹ và Phương Tây (ví dụ như SH-60 Sea Hawk, Westland Lynx của Malaysia). Tuy nhiên, xét về thiết kế có “1-0-2” thì dòng trực thăng săn ngầm Kamov Ka-28 của Việt Nam có thể coi là độc đáo nhất khu vực. Ảnh minh họa
Theo dữ liệu Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockhom (SIPRI), năm 1988 Liên Xô đã đồng ý viện trợ cho Việt Nam 8 chiếc trực thăng săn ngầm Kamov Ka-28. Toàn bộ số máy bay này được chuyển giao trong giai đoạn 1989-1990. Trong ảnh là 2 trong số 8 chiếc Ka-28 (biến thể xuất khẩu của loại Ka-27PL) của Việt Nam.
Điểm làm nên sự độc đáo của trực thăng Kamov là sử dụng cơ cánh quạt nâng đồng trục. Theo đó, thay vì chỉ sự một cánh quạt chính như trực thăng truyền thống, Kamov Ka-28 dùng cơ cấu 2 cánh quạt nâng quay ngược chiều nhau sẽ tạo ra 2 mô men tự quay cũng ngược chiều nhau và vì vậy chúng tự triệt tiêu lẫn nhau. Ảnh minh họa
Việc dùng cơ cấu cánh này giúp loại bỏ hoàn toàn cánh quạt đuôi, qua đó giảm tiếng ồn và kích thước bề ngang máy bay. Ngoài ra, nó giúp cho trực thăng có độ cơ động và linh hoạt cao hơn. Và vì không có cánh quạt đuôi nên loại này không ngại gió thổi nang, có thể cất hạ cánh trong mọi điều kiện thời tiết. Ảnh minh họa
Kamov Ka-28 trang bị hệ thống radar trinh sát mặt nước, hệ thống định vị thủy âm để phát hiện tàu ngầm. Trong ảnh là buồng lái chiếc Ka-27PL – biến thể gốc của chiếc Ka-28 xuất khẩu. Ảnh minh họa
Ka-28 có khả năng mang được cái loại ngư lôi chống ngầm tầm ngắn và bom. Trong ảnh là 2 quả bom được treo ở giá bên ngoài trực thăng.
Hiện nay, 2 tàu hộ vệ tàng hình Gepard 3.9 Project 11661 của Hải quân Nhân dân Việt Nam có sân đáp đáp ứng yêu cầu cất hạ cánh của trực thăng Ka-28. Ka-28 sẽ như là “thợ săn tàu ngầm” bảo vệ tàu Gepard cũng như nhóm tàu chiến trong đội hình. Trong ảnh là sân đáp trực thăng ở đuôi tàu Gepard Việt Nam.
Ka-28 được trang bị 2 động cơ tuốc bin trục Isotov TV3-117V cho phép đạt tốc độ bay 270km/h, tầm bay tới 980km. Trong ảnh là chiếc Ka-27PL hạ cánh trên chiến hạm Hải quân Nga.