Trong cuộc Chiến tranh vùng Vịnh, Mỹ và các nước đồng minh sử dụng vũ khi trên bộ sau chiến dịch “Bão táp sa mạc”, khi đã làm tê liệt hệ thống phòng không và nhiều mục tiêu quân sự quan trọng của Iraq.
Bước vào chiến dịch “Thanh kiếm sa mạc”, Mỹ và đồng minh đã đưa vào một lượng lớn binh khí kỹ thuật trên mặt đất hiện đại, vượt trội hơn so với Iraq. Chẳng hạn, Iraq có 4.280 xe tăng chủ lực thì Mỹ chỉ có 3.750 chiếc. Tuy nhiên, trong khi Iraq chỉ có 500 xe tăng T-72 (loại hiện đại nhất của Iraq thời điểm đó), chiếm chưa đầy 25% trong tổng số xe tăng của nước này thì Mỹ và đồng minh có tới hơn 50% là xe tăng M1 (hơn 2.000 chiếc), một trong những loại xe hiện đại nhất thế giới lúc đó. Những xe tăng khác như M60A3 (Mỹ), AMX-30 (Pháp) và Challenger (Anh) cũng có ưu thế hơn T-72. Chẳng hạn, chúng được lắp kinh ngắn ảnh hồng ngoại thế hệ mới, cho phép hoạt động ban đêm và trong môi trường có khói dầu.
Kỳ 2: "Cua đồng" tối tân của Mỹ và đồng minh
Dưới đây là tính năng kỹ, chiến thuật của một số loại xe tăng – thiết giáp mà Mỹ và đồng minh sử dụng trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh:
"Vua tăng Mỹ" M1 Abram
M1 Abram là xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại được hãng General Deynamics (Mỹ) phát triển từ những năm 1980 cho Lục quân Mỹ và phục vụ xuất khẩu.
M1 Abrams ban đầu được trang bị pháo nòng trơn M68 cỡ 105mm nhưng sau đó được hiện đại hóa lên pháo M256 120mm trên biến thể M1A1 và M1A2.
Yếu tố làm nên sức mạnh của pháo chính 105/120mm là nó sử dụng đạn xuyên giáp sabot đặc biệt được cấu tạo với một thanh kim loại nhỏ với một đầu được vót nhọn mà một đầu được gắn cánh nhằm ổn định đường bay.
Đầu xuyên đạn Sabot làm bằng vật liệu Uranium nghèo, nó có tính dễ bốc cháy để tăng sự phá hủy mục tiêu, và có khả năng tự làm nhọn cho phép xuyên sâu hơn vào vỏ giáp gây thiệt hại nặng đến kíp lái xe tăng địch.
Ngoài khẩu pháo uy lực cùng đạn đặc biệt, M1 Abrams còn trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại cho phép đạt độ chính xác cao với các mục tiêu tĩnh và động.
|
Xe tăng M1 Abram. |
Về hệ thống phòng vệ, nhà thiết kế tập trung vào việc đảm bảo an toàn tối đa cho tổ lái xe. Xe được trang bị giáp đa lớp (như kiểu giáp Chobham của xe tăng Challenger) nhưng được bổ sung thêm vật liệu Uranium nghèo tỉ khối lớn. Để chống lại các tên lửa chống tăng có điều khiển, xe được trang bị thiết bị gây nhiễu AN/VLQ-8A.
Trong cuộc chiến trang vùng Vịnh 1991, trong khi Không quân Mỹ mất 43 ngày không kích với cường độ cao để tiêu diệt 50% lực lượng tăng Iraq thì tăng – thiết giáp Mỹ chỉ mất 4 ngày diệt thêm 25%.
Vua tăng Lục quân Anh Challenger 1
Xe tăng chiến đấu chủ lực Challenger 1 do hãng Royal Ordnance Factory (Anh) chế tạo theo thiết kế của Vickers Defence Systems, trang bị cho lục quân Hoàng gia Anh từ năm 1978.
Điểm nhấn trên thiết kế Challenger 1 là sở hữu công nghệ giáp tổng hợp cực kỳ đặc biệt đem lại khả năng sống sót cao trên chiến trường. Xe tăng dài 8,327m, rộng 3,518m, cao 2,95m, trọng lượng chiến đấu 62 tấn.
|
Xe tăng Challenger. |
Tăng Challenger 1 được trang bị pháo chính L111A5 120mm - điều kỳ thù là thay vì dùng nòng trơn như hầu hết các dòng tăng cùng thời L111A5 vẫn pháo rãnh xoắn. Nó bắn được nhiều loại đạn tiên tiến như đạn xuyên đầu mềm, đạn xuyên thép hình tên (L23). Xe có hệ thống điều khiển hỏa lực máy tính hóa dựa trên thiết bị quan sát đêm No9 Mark1 và thiết bị đo xa laser (tầm hoạt động 300-1.000m).
Trong Chiến tranh vùng Vịnh, các đơn vị xe tăng Challenger 1 đã "càn quét" lữ đoàn cơ giới 46, lữ đoàn thiết giáp 52 Quân đội Iraq, hủy diệt hàng loạt xe tăng T-55, T-72. Đặc biệt, Challenger 1 còn lập kỷ lục hạ một xe tăng Iraq ở khoảnh cách tới 5,1km.
Xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley
Xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley do hãng FMC Corporation (Mỹ) sản xuất và được trang bị cho lục quân Mỹ năm 1978. Chiếc xe được thiết kế cho nhiệm vụ chở bộ binh trên chiến trường, chi viện hỏa lực và tấn công xe tăng - thiết giáp địch.
|
Xe chiến đấu M2 với giáp phản ứng nổ bọc xung quanh thân xe. |
Để làm nhiệm vụ đó, M2 Bradley được trang bị tháp pháo với một pháo 25mm tự động, 2 tên lửa chống tăng tầm xa TOW.
Xe có chiều dài 6,45m, rộng 3,2m, cao 2,56m, trọng lượng chiến đấu 22,59 tấn. Xe được trang bị một động cơ diesel công suất 500 mã lực cho tốc độ 66km/h, tầm hoạt động khoảng 480km.
Trong chiến tranh vùng Vịnh, xe chiến đấu bộ binh M2 đã phá hủy nhiều xe thiết giáp Iraq hơn cả tăng Abram. Pháo 25mm thậm chí được đánh giá là cực kỳ hiệu quả khi chống lại xe tăng T-55 và T-72 ở cự ly giao chiến gần. Tổng cộng có 12 xe M2 bị hỏa lực quân Iraq phá hủy, 17 chiếc bị cháy do bị bắn nhầm.
Xe tăng M60
Xe tăng chiến đấu chủ lực M60 do hãng General Dynamics Land Systems Division (Mỹ) sản xuất và được trang bị cho Lục quân Mỹ từ năm 1973 và có xuất khẩu sang một số nước. Có các mẫu cải tiến M60A1 (dùng cho lục quân và thủy quân đánh bộ) và M60A3 chỉ dùng cho thủy quân đánh bộ Mỹ và xuất khẩu.
|
M60A3 đang di chuyển trên con đường ở Đức trong cuộc diễn tập REFORGER '85.
|
Xe dài 6,946m, rộng 3,631m, cao 3,213m, trọng lượng chiến đấu 52,61 tấn. Trên xe được trang bị tháp pháo với pháo nòng trơn 105mm có thể bắn được
nhiều loại đạn, trong đó có các loại đạn xuyên thép hình tên (M774, M883), đạn lõm (M456...).
Trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh, M60 được cải tiến thiết bị nhìn đêm mới, hệ thống điều khiển bắn bằng máy tính và lắp vỏ giáp phức hợp.... Các xe chiến đấu M60 đạt được ưu thế hơn xe tăng Liên Xô trong trang bị của quân đội Iraq nhờ được trang bị hệ thống ngắn bắn hồng ngoại tiên tiến. Cũng trong cuộc chiến này, M60 được trang bị cho lính thủy đánh bộ Mỹ, Ai Cập, Ả-rập-xê-út để phát huy sức mạnh đột phá trên chiến trường.