Mặc dù có trong tay hàng trăm máy bay chiến đấu hiện đại không thua kém nhiều nước Nga, nhưng do đội ngũ phi công không được huấn luyện thường xuyên khiến cho Không quân Ukraine thảm bại ở miền Đông. Chính vậy, trong thời gian gần đây, Không quân Ukraine đang tăng cường hoạt động huấn luyện phi công máy bay chiến đấu dường như là nhằm chuẩn bị cho cuộc tấn công trong thời gian tới và cũng như là để bảo vệ không phận.Trong ảnh, tiêm kích đánh chặn hạng nhẹ MiG-29 của Không quân Ukraine cất cánh. Tính tới thời điểm năm 2013 thì Không quân Ukraine có 80 chiếc MiG-29 đủ kiểu loại gồm: MiG-29A, MiG-29S, MiG-29UB. Tuy nhiên, tính tới thời điểm tháng 5/2014 thì nước này chỉ còn có 32 chiếc MiG-29 hoạt động tốt, phần còn lại nằm ở Crimea và bị mất tại miền Đông.Tiêm kích MiG-29 Không quân Ukraine sở hữu đều thuộc thế hệ đầu dòng MiG với trang bị radar tính năng hạn chế, vũ khí mang được chỉ có 3,5 tấn. Chúng thậm chí không có khả năng mang vũ khí tấn công mặt đất chính xác cao. Chính vì vậy, trong các chiến dịch không kích ở miền Đông, MiG-29 buộc phải bay thấp để thả bom, bắn rocket không điều khiển. Điều này khiến cho vũ khí phòng không tầm thấp phe ly khai phát huy tác dụng.Trong ảnh, tiêm kích đa năng hạng nặng Su-27 của Không quân Ukraine đang lăn bánh trên đường băng chuẩn bị bốc đầu lên không trung.Sau 1991, Không quân Ukraine được nhận tổng cộng 55 chiếc Su-27, nhưng hiện chỉ còn hoạt động tốt 18 chiếc Su-27 gồm các biến thể: Su-27, Su-27S, Su-27C, Su-27P và Su-27UB.Trong đó, Su-27 là thế hệ đầu tiên của dòng tiêm kích Sukhoi huyền thoại này, chỉ được sản xuất số lượng nhỏ dùng động cơ AL-31; Su-27S là biến thể sản xuất hàng loạt đầu tiên dùng động cơ AL-31F; Su-27P là biến thể tiêu chuẩn sản xuất loạt, nhưng không có hệ thống điều khiển vũ khí không đối đất và Su-27UB là biến thể huấn luyện 2 chỗ ngồi. Trong ảnh, mẫu huấn luyện Su-27UB mang 2 đạn đối không tầm trung R-27 tuần tra không phận.Tiêm kích Su-27UB phóng mồi bẫy tầm nhiệt khi đang bay tuần tra trên Biển Đen. Cơ bản thì các máy bay Su-27 của Không quân Ukraine đều mang được 8 tấn vũ khí gồm các loại tên lửa không đối không, nhưng không thể mang vũ khí tấn công mặt đất chính xác cao.Các kĩ thuật viên Không quân Ukraine đang chuẩn bị cho một chuyến bay tập máy bay cường kích siêu âm Su-24M. Không quân Ukraine nhận tổng cộng 120 chiếc Su-24M sau năm 1991, nhưng hiện tại chỉ còn trong biên chế 19 chiếc.Về mặt thông số, các máy bay Su-24M của Không quân Ukraine có thể mang được các loại vũ khí tấn công đối đất chính xác cao. Tuy nhiên, dường như Ukraine không có các vũ khí như vậy, và họ buộc phải dùng bom, rocket không điều khiển. Đây có lẽ là lý do chính khiến Su-24M chịu tổn thất ở miền Đông Ukraine trước tên lửa vác vai.Máy bay cường kích Su-24M cất cánh thực hiện chuyến bay tập.Tiêm kích đánh chặn MiG-29 của Không quân Ukraine hạ cánh sau chuyến bay tuần tra không phận.
Mặc dù có trong tay hàng trăm máy bay chiến đấu hiện đại không thua kém nhiều nước Nga, nhưng do đội ngũ phi công không được huấn luyện thường xuyên khiến cho Không quân Ukraine thảm bại ở miền Đông. Chính vậy, trong thời gian gần đây, Không quân Ukraine đang tăng cường hoạt động huấn luyện phi công máy bay chiến đấu dường như là nhằm chuẩn bị cho cuộc tấn công trong thời gian tới và cũng như là để bảo vệ không phận.
Trong ảnh, tiêm kích đánh chặn hạng nhẹ MiG-29 của Không quân Ukraine cất cánh. Tính tới thời điểm năm 2013 thì Không quân Ukraine có 80 chiếc MiG-29 đủ kiểu loại gồm: MiG-29A, MiG-29S, MiG-29UB. Tuy nhiên, tính tới thời điểm tháng 5/2014 thì nước này chỉ còn có 32 chiếc MiG-29 hoạt động tốt, phần còn lại nằm ở Crimea và bị mất tại miền Đông.
Tiêm kích MiG-29 Không quân Ukraine sở hữu đều thuộc thế hệ đầu dòng MiG với trang bị radar tính năng hạn chế, vũ khí mang được chỉ có 3,5 tấn. Chúng thậm chí không có khả năng mang vũ khí tấn công mặt đất chính xác cao. Chính vì vậy, trong các chiến dịch không kích ở miền Đông, MiG-29 buộc phải bay thấp để thả bom, bắn rocket không điều khiển. Điều này khiến cho vũ khí phòng không tầm thấp phe ly khai phát huy tác dụng.
Trong ảnh, tiêm kích đa năng hạng nặng Su-27 của Không quân Ukraine đang lăn bánh trên đường băng chuẩn bị bốc đầu lên không trung.
Sau 1991, Không quân Ukraine được nhận tổng cộng 55 chiếc Su-27, nhưng hiện chỉ còn hoạt động tốt 18 chiếc Su-27 gồm các biến thể: Su-27, Su-27S, Su-27C, Su-27P và Su-27UB.
Trong đó, Su-27 là thế hệ đầu tiên của dòng tiêm kích Sukhoi huyền thoại này, chỉ được sản xuất số lượng nhỏ dùng động cơ AL-31; Su-27S là biến thể sản xuất hàng loạt đầu tiên dùng động cơ AL-31F; Su-27P là biến thể tiêu chuẩn sản xuất loạt, nhưng không có hệ thống điều khiển vũ khí không đối đất và Su-27UB là biến thể huấn luyện 2 chỗ ngồi. Trong ảnh, mẫu huấn luyện Su-27UB mang 2 đạn đối không tầm trung R-27 tuần tra không phận.
Tiêm kích Su-27UB phóng mồi bẫy tầm nhiệt khi đang bay tuần tra trên Biển Đen. Cơ bản thì các máy bay Su-27 của Không quân Ukraine đều mang được 8 tấn vũ khí gồm các loại tên lửa không đối không, nhưng không thể mang vũ khí tấn công mặt đất chính xác cao.
Các kĩ thuật viên Không quân Ukraine đang chuẩn bị cho một chuyến bay tập máy bay cường kích siêu âm Su-24M. Không quân Ukraine nhận tổng cộng 120 chiếc Su-24M sau năm 1991, nhưng hiện tại chỉ còn trong biên chế 19 chiếc.
Về mặt thông số, các máy bay Su-24M của Không quân Ukraine có thể mang được các loại vũ khí tấn công đối đất chính xác cao. Tuy nhiên, dường như Ukraine không có các vũ khí như vậy, và họ buộc phải dùng bom, rocket không điều khiển. Đây có lẽ là lý do chính khiến Su-24M chịu tổn thất ở miền Đông Ukraine trước tên lửa vác vai.
Máy bay cường kích Su-24M cất cánh thực hiện chuyến bay tập.
Tiêm kích đánh chặn MiG-29 của Không quân Ukraine hạ cánh sau chuyến bay tuần tra không phận.