Mô hình tàu chiến SIGMA-9814 của Tập đoàn đóng tàu Damen được cho là cung cấp cho Hải quân Nhân dân Việt Nam tiếp tục là tâm điểm triển lãm hàng hải Vietship năm nay (đang diễn ra ở Hà Nội từ ngày 24-26/2). Đáng lưu ý, một điểm mới so với mô hình ở Vietship 2014 là có sự xuất hiện của mô hình trực thăng săn ngầm AS565 Panther ngay cạnh. Điều đó dấy lên đồn đoán cho rằng có thể đây là phương án lựa chọn khác của Việt Nam thay thế mẫu Ka-28 của Nga.Hoặc cũng có thể đây là phương án thay thế tới từ Damen và nhà thầu phụ Airbus Helicopter trong thương vụ cung cấp tàu chiến SIGMA-9814 cho Hải quân Nhân dân Việt Nam. Dẫu vậy, thương vụ này tới thời điểm hiện tại vẫn trong tình trạng “chưa chắc chắn”. Dù sao, từ nhiều năm nay Việt Nam ngày càng sử dụng rộng rãi các mẫu trực thăng của Airbus, vì vậy một khả năng mua trực thăng săn ngầm của hãng này không phải là không có.Trực thăng AS565 Panther được thiết kế cho nhiệm vụ chiến đấu gồm tác chiến chống ngầm, chống hạm tàu mặt nước, chi viện hỏa lực trên bộ và các nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn, cứu thương... So với mẫu Ka-28 Việt Nam đang sử dụng, AS565 được cho là có hệ thống điện tử hiện đại hớn, khả năng mang vác vũ khí lớn và đa dạng hơn.AS565 Panther do hãng Aerospatiale (Pháp) phát triển từ đầu những năm 1980, nhưng sau nhiều lần tách hợp thì hiện tại mẫu máy bay này được chế tạo bởi hãng Airbus Helicopter (Aerospatiale có cổ phần). Tính đến năm 2015, hơn 250 máy bay trực thăng AS565 đã được chế tạo tại Pháp và một vài nước khác, được xuất khẩu tới hơn 20 quốc gia trên thế giới.Hiện nay ở khu vực Đông Nam Á thì đã có Hải quân Indonesia nhập khẩu 11 chiếc AS565 chống ngầm và sử dụng trên các tàu chiến SIGMA-9113 và tương lai là SIGMA-10514 cũng do Damen thiết kế.Trực thăng AS565 Panther được thiết kế trên cơ sở khung gầm trực thăng vận tải AS365 Dauphin với việc sử dụng nhiều vật liệu composite hơn đem lại độ bền cao và tín hiệu phản xạ sóng radar thấp.Máy bay có chiều dài 13,68m, cao 3,97m, trọng lượng rỗng 2,38 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 4,3 tấn.AS565 được trang bị cánh quạt chính 4 lá làm bằng sợi thủy tinh có độ bền rất cao nhưng lại có trọng lượng nhẹ. Để triệt tiêu mô men xoay, đuôi máy bay sử dụng cánh quạt 11 lá kiểu Fenestron được đánh giá là có độ an toàn cao khi khởi động trên mặt đất, cơ động tốt ở độ cao thấp, hạ cánh tốt trên biển và đất liền.Máy bay được trang bị hai động cơ tuốc bin trục Turbomeca Arriel 2C đáng tin cậy trong cả điều kiện khí nóng ẩm, nhiệt độ cao. Máy bay có thể đạt tốc độ tối đa 287km/h, thời gian hoạt động liên tục 4,1 tiếng, tốc độ leo cao 8,9m/s, tầm bay 700-800km.Cấu hình chống ngầm của Panther được trang bị hệ thống định vị thủy âm chủ động tầm xa, đây là loại sonare nửa chìm có khả năng phát hiện tàu ngầm lên đến 500m dưới mặt nước.Buồng lái của AS565 Panther cũng rất hiện đại, về mức độ tiện nghi sang trọng thì vượt xa Ka-28 ASW. Theo đó, nó được trang bị 4 màn hình đa năng MFD, màn hình màu hiển thị thông tin chiến thuật 10,4 inch, box điều khiển ngư lôi...Trên máy bay còn có hệ thống radar báo động sớm TMV 011 Sherloc, thiết bị gây nhiễu hồng ngoại, bắn mồi bẫy tầm nhiệt...Hệ thống vũ khí của AS565 cũng thông minh và đa dạng hơn so với Ka-28 khi có khả năng triển khai được tên lửa không đối không, tên lửa không đối đất bên cạnh ngư lôi.Trong tác chiến chống ngầm, AS565 mang được hai quả ngư lôi 324mm Mk46 (Mỹ) hoặc A244-S (Italy) với tầm bắn 6-13,5km tùy biến thể.Trực thăng cũng có khả năng chống hạm mặt nước bằng tên lửa AS.15 hoặc AS.15TT. Mỗi chiếc AS565 mang được tới 6 tên lửa loại này.....đủ khả năng hạ gục tàu chiến nhỏ ở cự ly tối đa 15km, mang đầu đạn nặng 30kg ngòi nổ tiếp xúc.
Mô hình tàu chiến SIGMA-9814 của Tập đoàn đóng tàu Damen được cho là cung cấp cho Hải quân Nhân dân Việt Nam tiếp tục là tâm điểm triển lãm hàng hải Vietship năm nay (đang diễn ra ở Hà Nội từ ngày 24-26/2). Đáng lưu ý, một điểm mới so với mô hình ở Vietship 2014 là có sự xuất hiện của mô hình trực thăng săn ngầm AS565 Panther ngay cạnh. Điều đó dấy lên đồn đoán cho rằng có thể đây là phương án lựa chọn khác của Việt Nam thay thế mẫu Ka-28 của Nga.
Hoặc cũng có thể đây là phương án thay thế tới từ Damen và nhà thầu phụ Airbus Helicopter trong thương vụ cung cấp tàu chiến SIGMA-9814 cho Hải quân Nhân dân Việt Nam. Dẫu vậy, thương vụ này tới thời điểm hiện tại vẫn trong tình trạng “chưa chắc chắn”. Dù sao, từ nhiều năm nay Việt Nam ngày càng sử dụng rộng rãi các mẫu trực thăng của Airbus, vì vậy một khả năng mua trực thăng săn ngầm của hãng này không phải là không có.
Trực thăng AS565 Panther được thiết kế cho nhiệm vụ chiến đấu gồm tác chiến chống ngầm, chống hạm tàu mặt nước, chi viện hỏa lực trên bộ và các nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn, cứu thương... So với mẫu Ka-28 Việt Nam đang sử dụng, AS565 được cho là có hệ thống điện tử hiện đại hớn, khả năng mang vác vũ khí lớn và đa dạng hơn.
AS565 Panther do hãng Aerospatiale (Pháp) phát triển từ đầu những năm 1980, nhưng sau nhiều lần tách hợp thì hiện tại mẫu máy bay này được chế tạo bởi hãng Airbus Helicopter (Aerospatiale có cổ phần). Tính đến năm 2015, hơn 250 máy bay trực thăng AS565 đã được chế tạo tại Pháp và một vài nước khác, được xuất khẩu tới hơn 20 quốc gia trên thế giới.
Hiện nay ở khu vực Đông Nam Á thì đã có Hải quân Indonesia nhập khẩu 11 chiếc AS565 chống ngầm và sử dụng trên các tàu chiến SIGMA-9113 và tương lai là SIGMA-10514 cũng do Damen thiết kế.
Trực thăng AS565 Panther được thiết kế trên cơ sở khung gầm trực thăng vận tải AS365 Dauphin với việc sử dụng nhiều vật liệu composite hơn đem lại độ bền cao và tín hiệu phản xạ sóng radar thấp.
Máy bay có chiều dài 13,68m, cao 3,97m, trọng lượng rỗng 2,38 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 4,3 tấn.
AS565 được trang bị cánh quạt chính 4 lá làm bằng sợi thủy tinh có độ bền rất cao nhưng lại có trọng lượng nhẹ. Để triệt tiêu mô men xoay, đuôi máy bay sử dụng cánh quạt 11 lá kiểu Fenestron được đánh giá là có độ an toàn cao khi khởi động trên mặt đất, cơ động tốt ở độ cao thấp, hạ cánh tốt trên biển và đất liền.
Máy bay được trang bị hai động cơ tuốc bin trục Turbomeca Arriel 2C đáng tin cậy trong cả điều kiện khí nóng ẩm, nhiệt độ cao. Máy bay có thể đạt tốc độ tối đa 287km/h, thời gian hoạt động liên tục 4,1 tiếng, tốc độ leo cao 8,9m/s, tầm bay 700-800km.
Cấu hình chống ngầm của Panther được trang bị hệ thống định vị thủy âm chủ động tầm xa, đây là loại sonare nửa chìm có khả năng phát hiện tàu ngầm lên đến 500m dưới mặt nước.
Buồng lái của AS565 Panther cũng rất hiện đại, về mức độ tiện nghi sang trọng thì vượt xa Ka-28 ASW. Theo đó, nó được trang bị 4 màn hình đa năng MFD, màn hình màu hiển thị thông tin chiến thuật 10,4 inch, box điều khiển ngư lôi...Trên máy bay còn có hệ thống radar báo động sớm TMV 011 Sherloc, thiết bị gây nhiễu hồng ngoại, bắn mồi bẫy tầm nhiệt...
Hệ thống vũ khí của AS565 cũng thông minh và đa dạng hơn so với Ka-28 khi có khả năng triển khai được tên lửa không đối không, tên lửa không đối đất bên cạnh ngư lôi.
Trong tác chiến chống ngầm, AS565 mang được hai quả ngư lôi 324mm Mk46 (Mỹ) hoặc A244-S (Italy) với tầm bắn 6-13,5km tùy biến thể.
Trực thăng cũng có khả năng chống hạm mặt nước bằng tên lửa AS.15 hoặc AS.15TT. Mỗi chiếc AS565 mang được tới 6 tên lửa loại này...
..đủ khả năng hạ gục tàu chiến nhỏ ở cự ly tối đa 15km, mang đầu đạn nặng 30kg ngòi nổ tiếp xúc.