Theo một số thống kê đánh giá, chỉ trong vòng 3 năm công nghiệp đóng tàu Trung Quốc đã đưa vào biên chế hơn 20 tàu hộ vệ cỡ 1.500 tấn Type 056/056A, trong 9 năm trang bị 21 tàu hộ vệ cỡ 4.000 tấn Type 054A và 2-3 năm biên chế thêm 7 tàu khu trục cỡ 7.000 tấn Type 052C/D.
Trong khi đó, về phía Nga, công nghiệp đóng tàu quân sự hùng mạnh này mất 15 năm để hoàn thiện 6 tàu hộ vệ Project 20380 cỡ 2.000 tấn, 11 năm để đóng được 9 tàu hộ vệ Buyan Project 21630 và 7 năm vẫn chưa đưa được chiếc tàu hộ vệ 4.000 tấn Project 22350 nào vào phục vụ.
Đó là mới chỉ tính sơ bộ về mặt hải quân thì tốc độ trang bị của Trung Quốc vượt xa Nga. Chưa kể về mặt không quân hay lục quân thì số lượng trang bị của Trung Quốc nhanh không kém.
Dù so với Mỹ, các chuyên gia cho rằng sức mạnh quân sự Trung Quốc vẫn có khoảnh cách nhất định. Nhưng nếu so sánh với Nga, khả năng tác chiến tổng hợp của hải, lục và không quân Trung Quốc đều trên.
Tuy nhiên trong danh sách của phương tiện truyền thông phương Tây về thực lực quân sự thế giới, Trung Quốc chỉ xếp thứ 3, vẫn sau Mỹ và Nga. Vậy vấn đề ở đây là gì?
|
Lục quân Trung Quốc.
|
Nhìn chung, so sánh về số lượng binh sĩ, trang thiết bị thì Lục quân Trung Quốc được cho là đã hơn hẳn Nga. Tuy nhiên, năng lực của Hải quân và Không quân Trung Quốc vẫn kém hơn một chút.
Cụ thể, về số lượng và tổng trọng tải tàu của Hải quân Trung Quốc đứng thứ 2 thế giới, nhưng nhìn vào quy mô vẫn nhỏ hơn Hải quân Nga. Mà ở khía cạnh tàu ngầm hạt nhân tên lửa chiến lược và tàu ngầm hạt nhân tấn công, Trung Quốc không chỉ lạc hậu hơn so với Nga về công nghệ, mà số lượng cũng chỉ bằng 1/6 của Nga.
Về phương diện không quân, số lượng máy bay chiến đấu và lực lượng tác chiến của Trung Quốc cũng ưu thế hơn Nga, nhưng về máy bay công dụng đặc biệt, như máy bay vận tải tầm xa, vận tải cơ chiến thuật, trực thăng, máy bay tiếp dầu và máy bay cảnh báo đều là điểm yếu của không quân Trung Quốc. Chẳng hạn số lượng máy bay vận tải của nước này chỉ bằng 1/6 của Nga. Nhưng khoảng cách lớn hơn cả vẫn là máy bay ném bom, Nga có lực lượng máy bay ném bom chiến lược lớn thứ 2 thế giới chỉ sau Mỹ, trong khi đó Trung Quốc chỉ có những chiếc máy bay ném bom hạng trung H-6 lạc hậu.
|
Lực lượng không quân của Trung Quốc.
|
Về kho vũ khí hạt nhân, đầu đạn hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Trung Quốc chỉ bằng 7% của Nga. Nó trở thành một nguyên nhân quan trọng khiến Trung Quốc lạc hậu hơn Nga trong danh sách lực lượng quân sự thế giới.
So sánh về quyền lực mềm của lực lượng quân sự, đó là khả năng thực chiến, hoạt động quân sự ở nước ngoài và căn cứ quân sự ở nước ngoài. Do lý do đặc thù lịch sử, sau khi Liên Xô giải thể Nga đã tiến hành rất nhiều hoạt động quân sự ở nước ngoài và thiết lập căn cứ quân sự tại các nước như Belarus, Syria, Uzbekistan. Đây cũng là điểm đánh giá sức mạnh quân sự Trung Quốc vẫn còn kém Nga.