Defence-Update dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Tomasz Siemoniak cho biết, không quân nước này sẽ tiếp tục duy trì phi đội 32 chiếc Su-22 đóng tại Swidwin thêm ít nhất là 3 năm nữa và có thể lâu hơn nữa.
Warsaw đã quyết định dời vô thời hạn thời gian loại biên chế 32 chiếc Su-22 của mình vào năm 2015 và thay vào đó là những chiếc máy bay không người lái vũ trang (UAS) hoặc một loại máy bay phương tây khác.
Tại căn cứ không quân Swidwin của Ba Lan đang sử dụng 2 biến thể của Su-22 gồm: phiên bản một chỗ ngồi Su-22MK4 và phiên bản 2 chỗ ngồi Su-22UMK3. Cả 2 phiên bản này đều được phục vụ cho nhiệm vụ chiến đấu và huấn luyện trong Không quân Ba Lan. Các máy bay sẽ được nâng cấp và duy trì phục vụ ít nhất là đến năm 2017.
Ngoài ra, nếu kéo dài thời gian phục vụ của phi đội này lên 10 năm thì số lượng máy bay còn có thể hoạt động được sẽ giảm từ 2 phi đội như hiện tại xuống còn 1 phi đội, 16 chiếc Su-22.
|
Một chiếc cường kích Su-22UM3K của Không quân Ba Lan
|
Để duy trì cơ cấu lực lượng không quân như hiện tại , Ba Lan có thể sẽ phải mau thêm máy chiến đấu phản lực F-16C/Ds của Mỹ, kết hợp với việc nâng cấp những chiếc F-16 hiện tại còn trong biên chế của nước này.
Rõ ràng, quyết định thay đổi của Warsaw có một phần nào đó rằng khả năng của những chiếc UAV có vũ trang không thể nào lắp đầy được khoảng trống sự thiếu hụt về lực lượng từ việc loại bỏ các máy bay chiến đấu có người để lại. Nhưng điều này có thể sẽ thay đổi trong những năm tới.
Cựu Thứ trưởng Bộ quốc phòng Ba Lan và Thứ trưởng Bộ Ngoại giao lúc đó đã cố vấn cho Cựu Tổng thống Ba Lan Waldemar Skrzypczak trong sách lược hiện đại hóa quân đội và họ đã chỉ ra những khả năng mà UAV có thể mang lại trong suốt quản thời gian mà Ba Lan tham chiến tại Afghanistan với vai trò đồng minh của Mỹ.
Nhưng bất chấp vai trò của Warsaw tại Afghanistan thì việc nước này sở hữu được các loại UAV tiên tiến của Mỹ cũng sẽ khó xảy ra, nhất là bị giới hạn bởi các điều ước quốc tế về hạn chế chuyển giao quyền và xuất khẩu vũ khí. Vì vậy, Ba Lan chỉ có thể mua được những chiếc Predator I trong khi đó các đồng minh lâu đời khác của Mỹ như Vương quốc Anh, Ý, Đức và Pháp lại được trang bị Predator-B.
|
Predator-B (hay còn gọi là MQ-9 Reaper) có thể mang số lượng bom - tên lửa không thua kém Su-22. Trong khi Predator-1 chỉ mang được số lượng rất nhỏ.
|
Hiện nay, Warsaw đang được xem xét tới một lựa chọn khác là mua những chiếc UAV Anka của Thổ Nhĩ Kỳ do hãng TAI chế tạo. Mẫu này chỉ mới được giới thiệu trong khoảng thời gian gần đây và chưa chứng minh được khả năng của mình, nhưng xét cho cùng thì Anka cũng là một lựa chọn thay thế hoàn hảo cho Ba Lan, nếu xét về khả năng, tải trọng cũng như độ bền.
Một lựa chọn khác phù hợp hơn là đến từ Israel, là hai mẫu UAV Hermes 900 của Công ty Elbit System và Heron I của hãng IAI. Cả hai mẫu UAV này đều vượt trội hơn so với các ứng viên đến từ Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ.
Hiện nay, Hermes 900 của Elbit Systems vượt trội hơn so với Heron I của IAI ít nhất là về khả năng tải trọng. Hơn nữa, Hermes 900 được phát triển từ phiên bản Hermes 450 đang được sử dụng trong Lực lượng Quốc phòng Israel cho các nhiệm vụ tương tự, vì vậy Hermes 900 có thể là ứng cử viên sáng giá cho Không quân Ba Lan lúc này.
Điều này thể hiện rõ qua việc Cựu Tổng thống Ba Lan Skrzypczak dành khá nhiều ưu đãi cho các công ty xuất khẩu quốc phòng của Israel. Dẫn tới việc Skrzypczak từ chức vào tháng 12/2013, sau những cáo buộc ưu tiên các hợp đồng vũ khí cho các nhà cung cấp vũ khí nước ngoài.
Việc rò rỉ thông tin các hợp đồng vũ khí của Tổng thống Skrzypczak cho báo chí có thể bị tiết lộ tại Tel Aviv hoặc Warsaw. Ở Warsaw, Skrzypczak có nhiều mâu thuẫn với các tướng lĩnh trong Bộ quốc phòng Ba Lan và việc này có thể dẫn tới việc ông này từ chức, sau hàng loạt chỉ trích gay gắt trong quá trình mua sắm vũ khí của Ba Lan trong suốt thời gian nắm cương vị lãnh đạo. Còn ở Tel Aviv, sự mâu thuẫn giữa công ty Elbit System và hãng IAI trong việc tranh dành các hợp đồng xuất khẩu vũ khí đều có thể dẫn tới kết thúc như trên.
|
Mẫu UAV Hermes 900 của Hãng Elbit System
|
Sau khi Tổng thống Dan Harel Skrzypczak từ chức, Tổng Giám đốc phụ trách các vấn đề xuất khẩu của Bộ Quốc phòng Israel ( IMOD ) đã cố gắng đứng ra làm trung gian hòa giải giữa hai công ty này và chuyển hợp đồng UAV trên về tay chính phủ Israel tương tự những gì đã diễn ra với việc bán những chiếc Heron cho Thổ Nhĩ Kỳ và cả hai công ty Elbit System và hãng IAI đều chia sẻ với nhau một phần trong hợp đồng trên.
Nhưng cả hai công ty trên đều từ chối kế hoạch này, Sau đó IMOD đã buộc phải quyết định không không cho phép cả 2 công ty tham gia dự thầu tại Ba Lan bằng cách rút giấy phép xuất khẩu của cả hai. Các biện pháp trên chỉ mang tính tình thế nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa Elbit System và IAI, cho đến cả hai bên tìm được tiếng nói chung.
|
Máy bay cường kích Su-22M4.
|
Ba Lan quyết định trì hoãn việc nghỉ hưu của Su-22 trong ít nhất 3 năm, có lẽ là chờ sự hợp tác giữa các công ty xuất khẩu vũ khí từ Israel. Ban đầu, kế hoạch của Ba Lan là sẽ trang bị những chiếc UAV vào năm 2018 trùng với thời thời điểm kết thúc gia hạn hoạt động của những chiếc Su-22.
Nếu Ba Lan quyết định tiếp tục sử dụng những chiếc Su-22 thêm 10 năm nữa, thì bắt buộc Không quân Ba Lan phải tiến hành nâng cấp những chiếc máy bay này, mà việc này thì vô cùng khó khăn khi hầu như các nhà xuất của dùng máy bay này đã từ bỏ việc nâng cấp dòng máy bay này từ khá lâu. Điều này có thể mang lại một cơ hội nữa cho các công ty quốc phòng của Israel. Khi cả Elbit System và IAI đều thực hiện nâng cấp khá thành công các dòng máy bay chiến đấu cũ do Liên Xô chế tạo trong quá khứ.