Tờ Reuters của Anh cho hay, đối mặt với mối quan hệ căng thẳng với Trung Quốc, các nước ASEAN đang tăng cường phát triển ngành công nghiệp quốc phòng trong nước, kèm theo đó là chi phí quốc phòng ngày càng tăng dùng để phát triển khoa học công nghệ quốc phòng trong nước và giảm sự phụ thuộc nhập khẩu.
Các nước như Indonesia, Thái Lan, Malaysia bên cạnh việc ký hợp đồng nhập khẩu với các công ty quân sự lớn như Airbus của Pháp, Lockheed Martin của Mỹ, đồng thời cũng khuyến khích các doanh nghiệp trong nước tham gia chế tạo linh kiện.
|
Tàu tên lửa KCR-40 do Indonesia tự chế tạo.
|
Đối với 10 nước ASEAN, phát triển công nghiệp quốc phòng trong nước là một mục tiêu kinh tế và an ninh lâu dài, chỉ là mức độ theo đuổi của các nước không giống nhau. Những nước này dần tăng cường đầu tư, tiến hành nâng cấp hiện đại hoá đối với trang thiết bị cũ, một phần mục đích là để duy trì sự cân bằng quân sự của khu vực.
Chuyên gia phân tích an ninh cho rằng, những hoạt động của Trung Quốc mấy tháng gần đây làm cho các nước ASEAN càng tăng cường sự cần thiết để thực hiện mục tiêu phát triển công nghiệp quốc phòng trong nước.
Tuy nhiên các nước thành viên ASEAN không nói rõ Trung Quốc là một trong những nguyên nhân thúc đẩy các nước tăng cường thực lực quân sự. Tại hội nghị ASEAN khai mạc tại Myanmar gần đây, đối với tình hình Biển Đông ngày càng căng thẳng, trong báo cáo chính thức của Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN một lần nữa kêu gọi các bên liên quan “tự kiềm chế”, nhưng không đề cập đến Trung Quốc.
Theo số liệu của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), chi phí quốc phòng các nước ASEAN năm 2013 tăng 5% lên 35,9 tỷ USD, đến năm 2016 dự kiến sẽ tăng lên 40 tỷ USD. SIPR cho rằng, chi phí quốc phòng khu vực này đã là gấp hơn 2 lần của năm 1992.
Ngân sách quốc phòng của các nước ASEAN chủ yếu vẫn dành cho các dự án mua sắm lớn như
máy bay,
tàu ngầm từ doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng phương Tây như Lockheed Martin của Mỹ, Airbus của Pháp, ThyssenKrupp của Đức, Rosoboronexport
Nga. Hiện Đông Nam Á đã trở thành khu vực nhập khẩu trang bị quân sự và công nghệ lớn thứ 2 trên thế giới sau Ấn Độ.
Tuy nhiên, nếu nhìn thông suốt, từ hệ thống radar của Indonesia cho đến tàu ngầm của Singapore, các chính phủ đang nghiêng dần việc mua sắm để giúp họ pháp triển năng lực quốc phòng của chính mình. Gần đây, các gói thầu mua sắm đều khá nhỏ, không có đột phá trong số lượng. Xu hướng phát triển mua bán vũ khí đang hướng đến việc đưa sản xuất về địa phương.
|
Tàu tên lửa hiện đại lớp Molniya do Việt Nam tự chế tạo.
|
Trong một minh chứng rõ ràng, Công ty sản xuất tàu chiến của Malaysia (Malaysia Boustead Heavy Industries) đang làm việc với nhà thầu hải quân quốc gia của Pháp (DCNS) về một hợp đồng đóng 6 tàu chiến ven bờ có trị giá 2,8 tỷ USD cho hải quân của nước này. Điều đặc biệt là hợp đồng này sẽ được thực hiện tại Malaysia.
Thế nhưng, hiện nay, sự phát triển ngành công nghiệp quốc phòng Đông Nam Á chưa đủ lớn để thay đổi vai trò của nó trên toàn cầu, các nhà phân tích cho biết.
Việc ASEAN tăng chi tiêu quốc phòng tạo ra một lực hấp dẫn đối với các nhà sản xuất vũ khí trong bối cảnh châu Âu và Bắc Mỹ đang siết chặt ngân sách quân sự. Khả năng non nớt của các công ty quốc phòng trong khu vực đồng nghĩa với việc họ không thể cạnh tranh với các ông lớn về các đơn hàng đòi hỏi trình độ cao hơn. Tuy vậy, họ có thể đi sâu vào các thị trường ngách, dễ dàng hơn, như là tập trung vào lĩnh vực đạn dược, tàu biển cỡ nhỏ và bảo trì.