Trong những ngày qua, Trung Quốc liên tục duy trì số lượng lớn các tàu (lên tới 99 chiếc ngày 15/5) bảo vệ giàn khoan trái phép Hải Dương 981 (HD981) hạ đặt trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Hàng chục tàu này thuộc nhiều lực lượng của Trung Quốc, trong đó đóng vai trò chủ đạo là Hải cảnh (hay gọi là Cảnh sát biển Trung Quốc, tiếng Anh là China Coast Guard) và Ngư chính.
Cảnh sát biển Trung Quốc được thành lập vào tháng 03/2013 bằng cách sát nhập lực lượng Hải giám và lực lượng Biên phòng nằm dưới sự quản lý của Cục Quản lý đại dương nhà nước Trung Quốc.
Cảnh sát biển Trung Quốc có biên chế khoảng 400 tàu tuần tra các loại, 10 máy bay trong đó có ít nhất 1 trực thăng Mi-8, 2 máy bay cánh bằng Y-12 và một số trực thăng do Trung Quốc sản xuất.
Tàu Hải giám-50 trước khi được sáp nhập vào Cảnh sát biển Trung Quốc (hay gọi là Hải cảnh) vào năm 2013.
Tàu Hải cảnh 46101 của Trung Quốc đang bắn vòi rồng vào tàu Kiểm ngư của Việt Nam trong sự kiện Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 vào hoạt động trái phép tại vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.
Một tàu tuần tra cỡ lớn có tải trọng trên 4.000 tấn đang được hạ thủy chuẩn bị bàn giao cho Hải cảnh Trung Quốc trong thời gian tới.
Tàu Hải cảnh Trung Quốc thường dựa vào lợi thế có lượng giãn nước lớn hơn để chèn ép các tàu Cảnh sát biển và Kiểm ngư của Việt Nam. Trong ảnh tàu Hải cảnh của Trung Quốc đang tấn công tàu Kiểm ngư của Việt Nam.
Mặc dù liên tục bị các tàu Hải cảnh của Trung Quốc tấn công nhưng các tàu Kiểm ngư, Cảnh sát biển Việt Nam vẫn không lui bước trước hành động ngang ngược của Trung Quốc.
Hai tàu Hải giám của Trung Quốc đang hoạt động trên biển trước khi được sát nhập vào Hải cảnh vào năm 2013.
Lực lượng Hải giám trước kia và Hải cảnh ngày nay là công cụ quyền lực cho những yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông.
Bên cạnh lực lượng Hải cảnh, Ngư chính (gọi đầy đủ là Cơ quan đảm bảo Thi hành Luật Ngư nghiệp của Trung Quốc - FLEC) cũng là một công cụ quyền lực khác của Trung Quốc thường xuyên thực hiện các hoạt động bắt nạt trên Biển Đông.
Lực lượng Ngư chính cũng được điều động hộ tống giàn khoan HD-981 hoạt động trái phép trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Các tàu Ngư chính của Trung Quốc thường xuyên uy hiếp các tàu Kiểm ngư cũng như các tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam đánh bắt hải sản trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Trong những ngày qua, Trung Quốc liên tục duy trì số lượng lớn các tàu (lên tới 99 chiếc ngày 15/5) bảo vệ giàn khoan trái phép Hải Dương 981 (HD981) hạ đặt trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Hàng chục tàu này thuộc nhiều lực lượng của Trung Quốc, trong đó đóng vai trò chủ đạo là Hải cảnh (hay gọi là Cảnh sát biển Trung Quốc, tiếng Anh là China Coast Guard) và Ngư chính.
Cảnh sát biển Trung Quốc được thành lập vào tháng 03/2013 bằng cách sát nhập lực lượng Hải giám và lực lượng Biên phòng nằm dưới sự quản lý của Cục Quản lý đại dương nhà nước Trung Quốc.
Cảnh sát biển Trung Quốc có biên chế khoảng 400 tàu tuần tra các loại, 10 máy bay trong đó có ít nhất 1 trực thăng Mi-8, 2 máy bay cánh bằng Y-12 và một số trực thăng do Trung Quốc sản xuất.
Tàu Hải giám-50 trước khi được sáp nhập vào Cảnh sát biển Trung Quốc (hay gọi là Hải cảnh) vào năm 2013.
Tàu Hải cảnh 46101 của Trung Quốc đang bắn vòi rồng vào tàu Kiểm ngư của Việt Nam trong sự kiện Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 vào hoạt động trái phép tại vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.
Một tàu tuần tra cỡ lớn có tải trọng trên 4.000 tấn đang được hạ thủy chuẩn bị bàn giao cho Hải cảnh Trung Quốc trong thời gian tới.
Tàu Hải cảnh Trung Quốc thường dựa vào lợi thế có lượng giãn nước lớn hơn để chèn ép các tàu Cảnh sát biển và Kiểm ngư của Việt Nam. Trong ảnh tàu Hải cảnh của Trung Quốc đang tấn công tàu Kiểm ngư của Việt Nam.
Mặc dù liên tục bị các tàu Hải cảnh của Trung Quốc tấn công nhưng các tàu Kiểm ngư, Cảnh sát biển Việt Nam vẫn không lui bước trước hành động ngang ngược của Trung Quốc.
Hai tàu Hải giám của Trung Quốc đang hoạt động trên biển trước khi được sát nhập vào Hải cảnh vào năm 2013.
Lực lượng Hải giám trước kia và Hải cảnh ngày nay là công cụ quyền lực cho những yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông.
Bên cạnh lực lượng Hải cảnh, Ngư chính (gọi đầy đủ là Cơ quan đảm bảo Thi hành Luật Ngư nghiệp của Trung Quốc - FLEC) cũng là một công cụ quyền lực khác của Trung Quốc thường xuyên thực hiện các hoạt động bắt nạt trên Biển Đông.
Lực lượng Ngư chính cũng được điều động hộ tống giàn khoan HD-981 hoạt động trái phép trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Các tàu Ngư chính của Trung Quốc thường xuyên uy hiếp các tàu Kiểm ngư cũng như các tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam đánh bắt hải sản trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.