Theo Defence Blog, Tập đoàn xuất nhập khẩu vũ khí nhà nước Ukroboronprom của Ukraine vừa cho ra mắt mẫu tổ hợp vũ khí tự động mới được thiết kế để tích hợp trên nhiều dòng xe bọc thép khác nhau với tên gọi là “Vij”. Điểm đặc biệt của tổ hợp vũ khí này chính là việc nó được trang bị pháo tự động nòng đôi 23mm. Nguồn ảnh: Ukroboronprom.Nguyên mẫu tháp pháo “Vij” do Ukroboronprom công bố được tích hợp sẵn trên một xe bọc thép chở quân Dozor-B. Nếu so với các tổ hợp vũ khí tự động kiểu cũ của Dozor-B thì “Vij” có sức mạnh hỏa lực vượt trội hơn hẳn tất nhiên không tính đến các loại tên lửa chống tăng dẫn đường. Nguồn ảnh: Ukroboronprom.Với pháo tự động 23mm, module tháp pháo “Vij” có thể tiêu diệt nhiều loại mục tiêu khác nhau từ phương tiện bọc thép cho đến cả trực thăng vũ trang của đối phương. Nó có tầm bắn hiệu quả lên đến 2.000m với mục tiêu mặt đất và hơn 1.000m đối với mục tiêu trên không. Nguồn ảnh: Ukroboronprom.Nhìn thông số thì “Vij” quả là vũ khí đáng gờm trên con đường Ukraine đang dần chuyển hóa thành đạo quân chuẩn NATO. Tuy nhiên, tìm hiểu sâu hơn về Vij thì hóa ra Ukraine đã đem pháo không đối không GSh-23L trên tiêm kích Liên Xô (cũ) xuống mặt đất. Nguồn ảnh: Ukroboronprom.Chỉ riêng trọng lượng của GSh-23L đã hơn 50kg chưa bao gồm đạn, nó có tốc độ bắn từ 3.400-3.600 phát/phút kể cả hai nòng. Như nhiều dòng tổ hợp vũ khí điều khiển tự động khác xạ thủ có thể điều khiển “Vij” từ ngay bên trong xe nhằm giảm thiểu tối đa khả năng tấn công từ đối phương. Nguồn ảnh: Ukroboronprom.Tuy nhiên cơ số đạn 23mm của mỗi tổ hợp “Vij” mang theo chỉ tầm 250 viên và được đặt ngay sau tổ hợp vũ khí này, điều này ít nhiều sẽ gây khó khăn trong quá trình sử dụng “Vij” trong tác chiến với số đạn hạn chế như vậy. Nguồn ảnh: Ukroboronprom.Cận cảnh nguyên mẫu “Vij” trên Dozor-B, nó có kích thước khá lớn cùng với đó là cơ cấu nạp đạn khá phức tạp. Nguồn ảnh: Ukroboronprom.Nhìn chung “Vij” có thiết kế tổng thể khá tốt so với các mẫu vũ khí được Ukraine giới thiệu gần đây. Tuy nhiên việc trang bị pháo 23mm lên trên các dòng xe bọc thép như Dozor-B được xem là không cần thiết nhất là khi độ chính xác của loại pháo này cũng không cao. Ngoài ra nó cũng thiếu các trang bị thiết bị ngắm và trinh sát quang học làm giảm khả năng chiến đấu của tổ hợp này nhất là trong điều kiện đêm tối. Nguồn ảnh: Ukroboronprom.
Theo Defence Blog, Tập đoàn xuất nhập khẩu vũ khí nhà nước Ukroboronprom của Ukraine vừa cho ra mắt mẫu tổ hợp vũ khí tự động mới được thiết kế để tích hợp trên nhiều dòng xe bọc thép khác nhau với tên gọi là “Vij”. Điểm đặc biệt của tổ hợp vũ khí này chính là việc nó được trang bị pháo tự động nòng đôi 23mm. Nguồn ảnh: Ukroboronprom.
Nguyên mẫu tháp pháo “Vij” do Ukroboronprom công bố được tích hợp sẵn trên một xe bọc thép chở quân Dozor-B. Nếu so với các tổ hợp vũ khí tự động kiểu cũ của Dozor-B thì “Vij” có sức mạnh hỏa lực vượt trội hơn hẳn tất nhiên không tính đến các loại tên lửa chống tăng dẫn đường. Nguồn ảnh: Ukroboronprom.
Với pháo tự động 23mm, module tháp pháo “Vij” có thể tiêu diệt nhiều loại mục tiêu khác nhau từ phương tiện bọc thép cho đến cả trực thăng vũ trang của đối phương. Nó có tầm bắn hiệu quả lên đến 2.000m với mục tiêu mặt đất và hơn 1.000m đối với mục tiêu trên không. Nguồn ảnh: Ukroboronprom.
Nhìn thông số thì “Vij” quả là vũ khí đáng gờm trên con đường Ukraine đang dần chuyển hóa thành đạo quân chuẩn NATO. Tuy nhiên, tìm hiểu sâu hơn về Vij thì hóa ra Ukraine đã đem pháo không đối không GSh-23L trên tiêm kích Liên Xô (cũ) xuống mặt đất. Nguồn ảnh: Ukroboronprom.
Chỉ riêng trọng lượng của GSh-23L đã hơn 50kg chưa bao gồm đạn, nó có tốc độ bắn từ 3.400-3.600 phát/phút kể cả hai nòng. Như nhiều dòng tổ hợp vũ khí điều khiển tự động khác xạ thủ có thể điều khiển “Vij” từ ngay bên trong xe nhằm giảm thiểu tối đa khả năng tấn công từ đối phương. Nguồn ảnh: Ukroboronprom.
Tuy nhiên cơ số đạn 23mm của mỗi tổ hợp “Vij” mang theo chỉ tầm 250 viên và được đặt ngay sau tổ hợp vũ khí này, điều này ít nhiều sẽ gây khó khăn trong quá trình sử dụng “Vij” trong tác chiến với số đạn hạn chế như vậy. Nguồn ảnh: Ukroboronprom.
Cận cảnh nguyên mẫu “Vij” trên Dozor-B, nó có kích thước khá lớn cùng với đó là cơ cấu nạp đạn khá phức tạp. Nguồn ảnh: Ukroboronprom.
Nhìn chung “Vij” có thiết kế tổng thể khá tốt so với các mẫu vũ khí được Ukraine giới thiệu gần đây. Tuy nhiên việc trang bị pháo 23mm lên trên các dòng xe bọc thép như Dozor-B được xem là không cần thiết nhất là khi độ chính xác của loại pháo này cũng không cao. Ngoài ra nó cũng thiếu các trang bị thiết bị ngắm và trinh sát quang học làm giảm khả năng chiến đấu của tổ hợp này nhất là trong điều kiện đêm tối. Nguồn ảnh: Ukroboronprom.